Ả Rập Saudi "vào thế khó" khi Mỹ kêu gọi đầu tư 1.000 tỷ USD?

Phát biểu này được đưa ra chỉ một ngày sau khi ông Trump và Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman thảo luận về "tham vọng kinh tế quốc tế" của vương quốc này cũng như các vấn đề tồn đọng về thương mại.
Hãng thông tấn nhà nước Saudi trước đó thông báo rằng Riyadh có kế hoạch đầu tư 600 tỷ USD vào thương mại và đầu tư với Mỹ trong bốn năm tiếp theo.
Tuy nhiên, tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới tổ chức ở Davos, Thụy Sĩ, ông Trump đã phát biểu: "Tôi sẽ yêu cầu Thái tử, một người rất tuyệt vời, nâng con số này lên 1.000 tỷ USD. Tôi nghĩ họ sẽ làm điều đó vì chúng tôi đã có quan hệ rất tốt."
Ngoài ra, ông Trump cũng kêu gọi các quốc gia khu vực xung quanh giảm giá dầu, cho rằng điều này có thể giúp chấm dứt cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine. "Nếu giá dầu giảm, cuộc xung đột giữa Nga - Ukraine sẽ kết thúc ngay lập tức. Hiện tại, giá dầu đang đủ cao để căng thẳng tiếp diễn, nên các bạn phải hạ giá dầu xuống," ông nói qua cuộc gọi video kết nối trực tiếp.
Tổng thống Mỹ Donald cũng chỉ trích các quốc gia sản xuất dầu, nói rằng: "Họ đáng lẽ nên làm điều này từ lâu. Thực tế, ở một mức độ nào đó, họ chịu trách nhiệm cho những gì đang diễn ra."
Chính phủ Ả rập Saudi hiện chưa có phản hồi về tuyên bố của ông Trump tại diễn đàn.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng yêu cầu của ông Trump có thể gặp nhiều thách thức trong việc thực hiện. Ả Rập Saudi, với vai trò là quốc gia dẫn đầu trong OPEC, thường ưu tiên bảo vệ lợi ích của các nhà sản xuất dầu mỏ và duy trì giá dầu ở mức có lợi cho ngân sách quốc gia.
Việc giảm mạnh giá dầu có thể tác động tiêu cực đến nguồn thu lớn nhất của quốc gia này, đặc biệt trong bối cảnh họ đang nỗ lực đa dạng hóa kinh tế theo tầm nhìn “Saudi Vision 2030”.

Nghệ An: tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng
Kinhtedothi – Nghệ An lâu nay được xem là thị trường kinh doanh khá sôi động về khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG, khí gas), cũng vì thị trường lớn, hoạt động kinh doanh lĩnh vực này cũng đã và đang diễn ra nhiều bất cập cần được quản lý chặt chẽ hơn từ cơ quan chức năng.

Podcast quốc tế: Nguyên nhân “ông lớn” dầu mỏ Trung Đông chịu hy sinh lợi ích
Kinhtedothi - Ả Rập Xê Út sẵn sàng từ bỏ mục tiêu không chính thức là giá dầu ở ngưỡng 100 USD/thùng dầu thô trong bối cảnh “ông lớn” dầu mỏ này đang rục rịch cho động thái tăng sản lượng.

Lạm phát toàn cầu tăng nhiệt nếu hạ tầng dầu mỏ tại Trung Đông lâm nguy?
Kinhtedothi - Giới chuyên gia cảnh báo nguy cơ xung đột toàn diện giữa Iran và Israel có thể làm xáo trộn nguồn cung dầu mỏ thế giới và cản trở nỗ lực kiềm chế lạm phát của các ngân hàng trung ương.