Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Lý do ông Putin yêu cầu lập vùng an ninh dọc biên giới với Ukraine

Kinhtedothi - Theo chuyên gia Nga, vùng đệm an ninh này không chỉ là khu vực phi quân sự mà nhằm bảo vệ các khu vực Belgorod, Kursk, Bryansk, Crimea, Zaporozhye, Kherson và Donbass khỏi hỏa lực pháo binh của NATO.

Theo đài Sputnik, chuyên gia quân sự Nga Anatoliy Matviychuk, đại tá nghỉ hưu từng tham chiến tại Afghanistan và Syria, đã chỉ ra động lực đằng sau nỗ lực của Nga nhằm tạo ra một vùng đệm dọc biên giới với Ukraine.

Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: Tass

Chuyên gia Matviychuk nói rằng vùng đệm an ninh mà Nga muốn thiết lập tại Ukraine đóng vai trò lá chắn bảo vệ các khu vực Belgorod, Kursk, Bryansk, Crimea, Zaporozhye, Kherson và Donbass khỏi hỏa lực pháo binh của phương Tây.

"Đây không chỉ là một vành đai phi quân sự mà sẽ là vành đai bảo vệ các khu vực Belgorod, Kursk, Bryansk, Crimea, Zaporozhye, Kherson và Donbass khỏi hoả lực pháo của Hiệp ước Tổ chức Bắc Đại Tây Dương (NATO)", ông Anatoliy giải thích thêm.

Theo chuyên gia quân sự Nga, vùng đệm này có thể sâu tới 100 km, vì hệ thống pháo tầm xa mà NATO sở hữu có thể bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách 70 km. Phải cộng thêm 30 km biên độ an toàn thì mới đảm bảo nước Nga không bị trúng hoả lực của NATO.

“Tại Afghanistan, Liên Xô trước đây đã tạo ra một vùng đệm tương tự. Với cùng một suy nghĩ, cùng một quy mô,” ông Anatoliy cho hay.

Vị chuyên gia này cũng chỉ ra tại vùng đệm an ninh mới, người Ukraine có thể sinh sống và trồng trọt, chăn nuôi ở đó nhưng một điều chắc chắn không thể có là chính quyền Kiev.

“Vùng đệm mới đồng nghĩa với việc quân đội Ukraine có thể bị đẩy lùi 100 km và mất khả năng tiến hành các cuộc đột kích, do thám hoặc pháo kích các thị trấn biên giới của Nga. Ukraine có thể dùng thiết bị bay không người lái hay tên lửa tầm xa, nhưng xương sống hỏa lực của quân đội nước này đã bị vô hiệu hoá”, ông Anatoliy lý giải.

Trước đó, tại cuộc họp chính phủ ngày 22/5, Tổng thống Nga Vladimir Putin thông báo quân đội nước này đang triển khai lập vùng đệm an ninh dọc biên giới với Ukraine.

Người đứng đầu Điện Kremlin cho biết, xét đến những diễn biến gần đây ở vùng Kursk, Belgorod và Bryansk, cần phải có nỗ lực ngay lập tức để khôi phục và xây dựng lại vùng đất bị ảnh hưởng.

Ý tưởng tạo ra "một vành đai an ninh nhất định" trên lãnh thổ do Ukraine kiểm soát dọc biên giới lần đầu tiên được ông Putin đưa ra vào tháng 3 năm ngoái. Tổng thống Putin nói rằng Moscow cuối cùng có thể buộc phải tạo ra một khu vực như vậy để bảo vệ dân thường ở các khu vực biên giới khỏi các cuộc tấn công tầm xa của Ukraine.

Thời điểm đó, ông Putin nhấn mạnh, quân đội Nga sẽ tạo ra một "khu vực an ninh mà Ukraine sẽ rất khó có thể vượt qua bằng vũ khí của họ, chủ yếu là vũ khí có nguồn gốc nước ngoài".

Truyền thông Nga chưa đăng tải thông tin chi tiết về vùng đệm an ninh mà Nga đang lập ra.

Tuy nhiên, nghị sĩ Nga Sergey Mironov, lãnh đạo đảng "Nước Nga Công bằng - Vì sự thật" tiết lộ, Nga nên lập vùng đệm an ninh ở khu vực Kharkov và Sumy của Ukraine. Theo ông Mironov, quân đội Ukraine đã bị đánh bật khỏi vùng Kursk và sẽ bị đẩy lùi hơn nữa khi Nga thiết lập các vùng an ninh.

Phản ứng về thông báo lập vùng đệm an ninh của Moscow, trong một bài đăng trên mạng xã hội X ngày 22/5, Ngoại trưởng Ukraine Andrii Sybiha viết rằng những tuyên bố mới của Nga là “phủ nhận các nỗ lực hòa bình” và cần phải gây thêm áp lực để buộc Nga chấm dứt chiến dịch quân sự.

Cùng ngày, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Heorhii Tykhyi chỉ trích Nga là "trở ngại cho các nỗ lực hòa bình" và đề xuất rằng bất kỳ "vùng đệm" nào trong tương lai nên được giới hạn trong lãnh thổ Nga.

"Cần phải gây sức ép lớn hơn bằng mọi giá để buộc Nga phải đồng ý hòa bình và ngừng bắn hoàn toàn, lâu dài. Đối với vùng đệm, khu vực này có thể nằm trên lãnh thổ Nga. Đây là lý do tại sao Ukraine đã tiến hành các hoạt động ở đó kể từ năm ngoái", ông Tykhyi nhấn mạnh.

Trong hai ngày gần đây, Kiev đã tiến hành một cuộc tấn công quy mô lớn bằng máy bay không người lái (UAV) tầm xa vào sâu trong lãnh thổ Nga. Theo Bộ Quốc phòng Nga, tổng cộng 485 UAV của Ukraine đã bị bắn hạ trong vòng 48 giờ qua. Riêng tại vùng Moscow có ít nhất 63 chiếc bị đánh chặn.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Harvard bị cắt quyền bảo trợ thị thực, 7.000 sinh viên quốc tế có thể bị trục xuất

Harvard bị cắt quyền bảo trợ thị thực, 7.000 sinh viên quốc tế có thể bị trục xuất

23 May, 03:27 PM

Kinhtedothi - Việc chính quyền Mỹ thu hồi quyền truy cập hệ thống SEVIS của Đại học Harvard đồng nghĩa với việc trường không còn đủ điều kiện bảo trợ thị thực cho sinh viên quốc tế. Dù vẫn đang theo học và có thị thực còn hiệu lực, hàng nghìn sinh viên có thể rơi vào tình trạng cư trú không hợp pháp nếu hồ sơ không được cập nhật đúng quy định.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ