Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Ấn Độ tính biên độ phá giá gỗ tấm MDF của Việt Nam 15%

Kinhtedothi - Ấn Độ tính biên độ phá giá cho sản phẩm gỗ tấm MDF của các doanh nghiệp Việt Nam từ 0% - 15%, biên độ thiệt hại 10% - 40%.
Theo tin từ Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) cho biết, Tổng vụ Chống bán phá giá, chống trợ cấp Ấn Độ (DGAD) đã ban hành báo cáo điều tra bản không mật trước khi ra kết luận cuối cùng vụ việc điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm gỗ tấm MDF nhập khẩu từ Indonesia và Việt Nam.
Ấn Độ tính biên độ phá giá gỗ tấm MDF của Việt Nam 15%.
Ấn Độ tính biên độ phá giá gỗ tấm MDF của Việt Nam 15%.
Bản báo cáo của DGAD cho biết, 2 doanh nghiệp sản xuất/xuất khẩu Indonesia và 3 doanh nghiệp sản xuất/xuất khẩu Việt Nam đã tham gia nộp trả lời bản câu hỏi, hợp tác đầy đủ. Biên độ phá giá sẽ được tính cho các doanh nghiệp của Indonesia từ 5% - 35%, biên độ thiệt hại 15% - 30%. Biên độ phá giá sẽ được tính cho các doanh nghiệp của Việt Nam từ 0% - 15%, biên độ thiệt hại 10% - 40%.

Đối với các doanh nghiệp khác không nộp bản trả lời câu hỏi, DGAD sẽ tính biên độ phá giá dựa trên những thông tin bất lợi có sẵn. Cụ thể đối với các doanh nghiệp của Indonesia sẽ áp dụng biên độ phá giá 55% - 65%, biên độ thiệt hại 20% - 30%. DGAD sẽ áp biên độ phá giá đối với sản phẩm của các doanh nghiệp của Việt Nam từ 30% - 40%, biên độ thiệt hại 35% - 45%.

Đồng thời, DGAD đã kết luận, sản phẩm bị điều tra xuất khẩu sang thị trường Ấn Độ có giá bán thấp hơn giá trị thông thường khiến ngành công nghiệp nội địa đã phải chịu thiệt hại đáng kể.

Ngoài ra, Cục Quản lý cạnh tranh cũng cho hay, vụ việc điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm gỗ tấm nhập khẩu từ Indonesia và Việt Nam (mã vụ việc số 14/23/2014-DGAD) do nguyên đơn là Công ty Greenply Industries Ltd và Công ty Mangalam Timber Products Ltd chính thức khởi kiện.

Trước đó, vụ việc được DGAD khởi xướng điều tra từ ngày 7/5/2015. DGAD điều tra sản phẩm gỗ tấm MDF mã HS 4411 nhập khẩu từ Indonesia và Việt Nam trong giai đoạn từ ngày 1/10/2013 - 30/9/2014. DGAD xác định giai đoạn sản phẩm gỗ tấm MDF mã HS 4411 nhập khẩu từ Indonesia và Việt Nam gây thiệt hại từ ngày 1/4/2011 - 30/9/2014.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Phát triển nông nghiệp xanh từ cây chè gắn với du lịch trải nghiệm

Phát triển nông nghiệp xanh từ cây chè gắn với du lịch trải nghiệm

13 Jul, 06:23 AM

Kinhtedothi - Anh Hoàng Văn Tuấn - chủ thương hiệu trà Tuấn Nhung Phú Đô (xã Vô Tranh, Thái Nguyên) chọn bắt đầu từ mảnh đất quê nhà, nơi gia đình anh đã gắn bó với cây chè qua nhiều thế hệ. Với hướng đi sản xuất trà hữu cơ, anh vừa gìn giữ nghề truyền thống, vừa góp phần bảo vệ môi trường sống và tạo sinh kế bền vững.

Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội ra mắt Liên minh Cung ứng FDI

Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội ra mắt Liên minh Cung ứng FDI

12 Jul, 08:41 PM

Kinhtedothi - Trong khuôn khổ Hội nghị Ban Chấp hành mở rộng Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội (HanoiBA) lần XVI khoá VIII, Liên minh Cung ứng FDI đã chính thức được ra mắt, đánh dấu thêm một bước tiến quan trọng của HanoiBA trong việc đẩy mạnh chuỗi cung ứng theo ngành nghề.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ