Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

[Ảnh] Độc đáo nghề làm gốm Chu Đậu

Bích Hời
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Nghề gốm Chu Đậu được hình thành và phát triển từ Thế kỷ thứ XII-XIII và hưng thịnh vào Thế kỷ thứ XIV-XV do tổ nghề - bà Bùi Thị Hý, một doanh nhân tài hoa đầu tiên của Việt Nam đưa dòng gốm này rạng danh khắp nơi trên thế giới. Ngày nay, các thế hệ nghệ nhân ở làng gốm Chu Đậu có sự hỗ trợ của Tập đoàn BRG tiếp tục phát triển đa dạng các sản phẩm gốm, cung cấp đi các thị trường trong và ngoài nước...

Dưới đây là những hình ảnh độc đáo về nghề sản xuất gốm Chu Đậu:

Công đoạn nhào đất trước khi đưa vào khuôn: Để có chiếc bình gốm đẹp thì đất phải được nhào nhiều lần tạo độ mịn. Trước kia người thợ dùng chân và tay nhào đất thì này công đoạn này được dùng bằng máy vừa nhanh và hiệu quả cao.
 Làm khuôn trước khi đưa vào đổ: Công đoạn này đòi hỏi sự chính xác nên người thợ không được rời mắt khỏi chiếc máy.
 Công đoạn đắp khuôn cho hoa văn nổi trên lọ lộc bình: Ở công đoạn này, người thợ phải đắp bằng tay tỉ mỉ và chính xác.
 Công đoạn đắp hoa văn nổi trực tiếp trên sản phẩm gốm: Đây là công đoạn đòi hỏi mỗi nghệ nhân không chỉ tỉ mỉ, chính xác mà còn thể hiện trình độ thẩm mỹ, đôi tay khéo léo của người thợ.
Công đoạn sửa lại hoa văn đắp nổi trên gốm.
Công đoạn vẽ hoa văn trực tiếp trên sản phẩm gốm.
 
 
Nhiều nghệ nhân trẻ chưa thành thục trong việc tạo hoa văn trên lọ đã được lãnh đạo Công ty Gốm Chu Đậu hướng dẫn tỉ mỉ.

 Kỹ thuật vẽ vàng kim trên lọ gốm: Đây là công đoạn rất khó, vì gốm đã được vẽ hoa văn cổ và nung lần 1. Sau đó nghệ nhân mới vẽ một lần nữa vàng kim trên lọ. Công đoạn này không cho phép người thợ vẽ sai lệnh.
 Sau công đoạn vẽ vàng kim, lọ được cho vào nung lần 2 mới thành phẩm. Hiện nay, những sản phẩm gốm Chu Đậu vẽ vàng kim đang được thịnh hành chiếm 40% sản lượng của Công ty Gốm Chu Đậu.
Đa dạng các sản phẩm gốm Chu Đậu.
Lọ tỳ bà, lọ gốm lam cổ là những sản phẩm quý giá nhất trong dòng sản phẩm gốm Chu Đậu; đĩa gốm 1.000 chữ long đã được ghi vào kỳ lục thế giới.
  Bình gốm hoa lam vẽ Thiên Nga được công nhận là bảo vật quốc gia. Chiếc bình nằm trong sưu tập độc bản được khai quật tại tàu đắm Cù Lao Chàm (1999 - 2000).