Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Các hợp tác xã ở Ninh Bình ứng dụng chuyển đổi số trong phát triển kinh tế

Kinhtedothi - Nhờ thực hiện chuyển đổi số trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhiều hợp tác xã (HTX) ở Ninh Bình đã nhanh chóng tiếp cận kết nối quảng bá và tiêu thụ sản phẩm trên nền tảng số, mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn.

Thời gian qua, các đơn vị trên địa bàn tỉnh đã đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử, góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, qua đó giúp HTX, cơ sở sản xuất nhanh chóng tiếp cận với khách hàng và mang lại lợi nhuận cao.

Theo số liệu khảo sát, thống kê của Liên minh HTX tỉnh Ninh Bình, hiện toàn tỉnh có 2 liên hiệp HTX, 555 HTX, gần 600 tổ hợp tác, đã có 70 HTX, liên hiệp HTX có các sản phẩm thế mạnh thuộc 6 nhóm sản phẩm được sản xuất theo chuỗi giá trị.

Sản phẩm tinh dầu tràm của HTX Dược liệu Đông Sơn, TP Tam Điệp.

HTX Dược liệu Đông Sơn (TP Tam Điệp) được Sở Khoa học và Công nghệ hỗ trợ tem truy xuất nguồn gốc từ tháng 9/2022 đến năm 2023. Quy trình sản xuất của HTX toàn bộ được số hóa, nhập hết dữ liệu lên phần mềm truy xuất nguồn gốc. Từ khi được hỗ trợ thực hiện hệ thống truy xuất nguồn gốc, sản phẩm hàng hóa được người tiêu dùng biết đến nhiều hơn, chống được hàng giả, hàng kém chất lượng. Người tiêu dùng xem được quy trình sản xuất của sản phẩm từ giống, gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch, đóng gói sản phẩm, từ đó yên tâm khi sử dụng sản phẩm của HTX.

Hiện, toàn bộ sản phẩm của HTX có tem QR Code. Trong đó, sản phẩm tinh dầu tràm đã được công nhận là sản phẩm nông thôn tiêu biểu năm 2020, đến năm 2022 được công nhận là sản phẩm OCOP 4 sao cấp tỉnh và là 1 trong 100 sản phẩm tiêu biểu của các HTX trên cả nước, vinh danh tại giải thưởng Mai An Tiêm năm 2024. Trung bình 1 năm HTX tiêu thụ từ 12-15 nghìn sản phẩm tinh dầu tràm và một số sản phẩm dược liệu từ cây hoa đào. Doanh thu 1 năm của HTX đạt khoảng 2 tỷ đồng.

HTX Hùng Ba Lăm ở Ninh Bình đã ứng dụng công nghệ và thương mại điện tử vào quảng bá và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là trên nền tảng mạng xã hội TikTok. Với định dạng video ngắn, TikTok cho phép HTX giới thiệu các sản phẩm đặc trưng của Ninh Bình như cơm cháy, dê núi và một số đặc sản khác một cách chân thực, hấp dẫn, từ quy trình sản xuất đến đóng gói. Điều này đã giúp HTX xây dựng lòng tin và kết nối cảm xúc với khách hàng.

Theo chia sẻ từ đại diện HTX Hùng Ba Lăm, so với các kênh quảng cáo truyền thống, marketing trên TikTok có thể tiết kiệm chi phí hơn mà vẫn mang lại hiệu quả cao, miễn là nội dung đủ hấp dẫn và được tối ưu. Thông qua các video chia sẻ về câu chuyện sản phẩm, về những người nông dân, HTX đã xây dựng được hình ảnh gần gũi, đáng tin cậy và tạo nên một thương hiệu riêng biệt.

HTX dịch vụ nông nghiệp Vân Trà (xã Yên Thắng, huyện Yên Mô) đang từng bước ứng dụng khoa học công nghệ vào hoạt động sản xuất, kinh doanh và quản lý. Chuyển đổi số đã giúp cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của HTX linh hoạt hơn, tiết giảm chi phí và tối ưu nguồn lực. HTX được cơ quan chức năng hỗ trợ phần mềm quản lý về sản xuất nông nghiệp và tem truy xuất nguồn gốc. Việc ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số vào sản xuất không chỉ giải quyết được bài toán quản trị doanh nghiệp, tạo được niềm tin cho người tiêu dùng mà còn đem lại nhiều lợi ích khác như giảm thiểu sức lao động, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Hiện HTX đã sản xuất sản phẩm bột rau má sấy lạnh đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao. Mỗi năm HTX sản xuất và tiêu thụ 600 kg bột rau má, cung ứng cho thị trường trong và ngoài tỉnh, được khách hàng ưa chuộng.

Theo bà Lê Thị Tâm, Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh Ninh Bình, thời gian qua, Liên minh HTX tỉnh Ninh Bình đã tổ chức triển khai nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả nhằm thúc đẩy, tạo điều kiện cho các khu vực kinh tế tập thể, HTX từng bước làm chủ về công nghệ, chủ động tiếp cận, xây dựng các sản phẩm và sáng tạo các dịch vụ, giải pháp, mô hình kinh doanh mới dựa trên nền tảng công nghệ số. Đến nay, nhiều sản phẩm đặc trưng của Ninh Bình do các HTX sản xuất đã có đầu ra thuận lợi như: thịt dê chế biến các loại, na trái vụ Phú Long, gạo chất lượng cao Kim Sơn, rượu vang, đào Tam Điệp, tinh dầu thảo mộc Đông Sơn…

Bà Lê Thị Tâm cho biết, chuyển đổi số không chỉ mang lại cơ hội kinh doanh mà còn là phương thức để nâng cao năng lực cạnh tranh cho các HTX, tạo ra sinh kế bền vững cho người nông dân, và góp phần xây dựng nền nông nghiệp thông minh, hiện đại cho Ninh Bình nói riêng và Việt Nam nói chung.

Ông Trần Song Tùng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình cho rằng, trong bối cảnh nền kinh tế số đang phát triển mạnh, chuyển đổi số không còn là xu hướng mà là yêu cầu bắt buộc để nâng cao năng lực cạnh tranh và mở rộng thị trường, đặc biệt đối với khu vực HTX, nơi có nhiều hạn chế về quy mô, công nghệ, trình độ quản lý và nguồn lực.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh, tỉnh sẽ tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho các HTX phát triển, từ đó tạo nguồn nhân lực, hỗ trợ chuyển giao công nghệ, kết nối thị trường và đối tác số, thúc đẩy sự phát triển bền vững của khu vực kinh tế tập thể, HTX, chủ động hội nhập quốc tế, chuẩn bị hành trang bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Điện Biên chú trọng phát triển sản phẩm OCOP

Điện Biên chú trọng phát triển sản phẩm OCOP

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Điện Biên chú trọng phát triển sản phẩm OCOP

Điện Biên chú trọng phát triển sản phẩm OCOP

24 May, 09:04 AM

Kinhtedothi - Phát triển sản phẩm OCOP bền vững là mục tiêu quan trọng của tỉnh Điện Biên nhằm thúc đẩy kinh tế nông thôn, nâng cao giá trị sản phẩm địa phương và bảo tồn văn hóa truyền thống, phát triển du lịch.

Ninh Bình: sản phẩm OCOP phát triển về số lượng và chất lượng

Ninh Bình: sản phẩm OCOP phát triển về số lượng và chất lượng

20 Apr, 02:24 PM

Kinhtedothi - Ninh Bình tiếp tục đặt mục tiêu mở rộng số lượng và nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP; đồng thời, tỉnh sẽ đầu tư hơn nữa vào các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối sản phẩm OCOP với các chuỗi cung ứng toàn cầu để tăng cường giá trị sản phẩm.

Sơn La phấn đấu có thêm 30 sản phẩm OCOP

Sơn La phấn đấu có thêm 30 sản phẩm OCOP

09 Apr, 10:53 AM

Kinhtedothi - Sơn La hiện có hơn 200 sản phẩm nông nghiệp lợi thế, có giá trị kinh tế và thương mại cao, có thể phát triển thành các sản phẩm OCOP. Năm 2025, toàn tỉnh phấn đấu có thêm 30 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ