Tình trạng học sinh phải chui túi nilon để người lớn kéo qua sông đi học đang diễn ra hàng ngày ở bản Huổi Hạ, xã Na Sang, huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên. Nguyên nhân do chiếc cầu tạm qua suối bị cuốn trôi trong đợt lũ lớn vừa qua. |
Sáng 5/9/2018, trong ngày khai giảng bản Huổi Hạ gần như bị cô lập, nước suối dâng rất cao. Theo người dân, đây là phương pháp an toàn nhất bảo vệ con em họ trên quãng đường tới trường. |
Tại xã Tà Hộc, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La, 2 trường tiểu học và trường phổ thông dân tộc bán trú THCS đã cùng nhau tổ chức chung lễ khai giảng tại một điểm. Sau 3 trận lũ quét, đường đến trường của các em trở nên lầy lội, vất vả hơn bao giờ hết. Ảnh: VOV. |
Tất cả các em đều đến trường với đôi chân lấm bùn đất, những em nhỏ không thể di chuyển qua những đoạn sạt lở, đá lăn phải có phụ huynh cõng đi cho kịp giờ khai trường. Ảnh: VOV. |
Đoạn đường quốc lộ 6 qua huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La là một trong những điểm sạt lở nhiều nhất. Tuy các phương tiện vẫn có thể di chuyển, nhưng độ an toàn không cao khi nền đường vẫn dính đầy bùn đất và chướng ngại vật. Ảnh: Lệ Thủy. |
Hôm nay là ngày khai trường, các em học sinh phải bỏ giầy, xắn quần qua những con đường đất lầy lội để giữ sạch trang phục. Ảnh: Lệ Thủy. |
Lễ khai giảng của các học sinh điểm trường Nậm Ngà, xã Tà Tổng, huyện Mường Tè, Lai Châu diễn ra đơn giản trên bãi đất bên bờ suối. Ảnh: Nguyễn Long Khánh. |
Vào những ngày mưa lớn và mùa mưa, khu vực làm sân cho lễ khai giảng hôm nay sẽ bị ngập hết bởi nước suối dâng cao. Ảnh: Nguyễn Long Khánh. |
Tại huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa, nhiều điểm trường vẫn bị cô lập do nước lũ, do sạt lở đất nên không thể khai giảng đúng vào ngày 5/9. Con đường đến trường của các em giờ chỉ toàn bùn đất. Ảnh: Dân trí. |
Các thầy giáo ở Mường Ải, Mường Típ (huyện Mường Lát) phải đi bộ 5 tiếng trong bùn lầy để gùi gạo, mắm muối và thực phẩm cho giáo viên và học sinh nơi đây. Ảnh: Dân trí. |
Nguồn: VOV.