ASEAN: Cần cuộc gặp Thái Lan-Campuchia ở nước thứ ba

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Các ngoại trưởng ASEAN nhóm họp tại thủ đô Jakarta của Indonesia hôm qua đã đồng thuận rằng Thái Lan và Campuchia nên tổ chức cuộc họp Uỷ ban Biên giới chung tại một nước thứ ba để thương lượng về một giải pháp cho cuộc xung đột biên giới giữa hai nước.

KTĐT - Các ngoại trưởng ASEAN nhóm họp tại thủ đô Jakarta của Indonesia hôm qua đã đồng thuận rằng Thái Lan và Campuchia nên tổ chức cuộc họp Uỷ ban Biên giới chung tại một nước thứ ba để thương lượng về một giải pháp cho cuộc xung đột biên giới giữa hai nước.

Tại cuộc họp, có sự tham dự của cả Ngoại trưởng Thái Lan Kasit Piromya và Ngoại trưởng Campuchia Hor Namhong, các đại diện ASEAN cũng ủng hộ cam kết của Thái Lan và Campuchia tránh tiếp diễn thêm các cuộc xung đột căn cứ trên thoả thuận miệng đạt được giữa chỉ huy quân đội hai nước hôm 19/2.

ASEAN cũng hoan nghênh việc hai nước mời các quan chức Indonesia đến phía biên giới mỗi bên để giám sát cam kết tránh để xảy ra thêm các cuộc xung đột, và thông báo về mọi vụ việc xảy ra.

Quyền phát ngôn viên chính phủ Thái Lan Panitan Wattanayagorn cho biết Ngoại trưởng Thái Lan Kasit trước đó đã điện thoại thông báo cho Thủ tướng Thái Lan Abhisit Vejjajiva rằng Liên minh châu Âu ủng hộ quyết tâm của Thái Lan giải quyết tranh chấp biên giới với Campuchia thông qua đối thoại song phương.

Người phát ngôn khẳng định lập trường của Thái Lan vẫn không thay đổi. Thái Lan cũng không phản đối các nước thành viên khác trong ASEAN giám sát tình hình ở biên giới tranh chấp.

Cuộc họp tại Jakarta giữa ngoại trưởng Campuchia và đối tác phía Thái Lan là một cố gắng nữa của ASEAN nhằm điều giải việc chấm dứt các vụ xung đột bạo động đã bùng ra giữa hai nước.

Ngoại trưởng Marty Natalegawa của Indonesia, nước chủ tịch luân phiên ASEAN, đã tìm cách thương lượng một giải pháp ngoại giao. Ông cho biết không trông đợi có được khai thông lớn nào trong các cuộc đàm phán tại Jakarta, nhưng các vị chỉ huy quân đội của cả hai bên đang tôn trọng một lệnh ngưng bắn không chính thức, và đã đạt được một vài tiến bộ trong việc có thể để cho các quan sát viên của ASEAN vào khu vực có tranh chấp.

Qua việc đề xuất các cuộc đàm phán để chấm dứt vụ xung đột biên giới giữa Campuchia và Thái Lan, giới phân tích khu vực cho rằng ASEAN đang tăng cường vị thế với tư cách là một tổ chức ủng hộ hòa bình và ổn định trong khu vực.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần