Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

ASEAN+3 duy trì đà tăng trưởng kinh tế trong năm 2017

Kinhtedothi - Báo cáo mang tên “Triển vọng kinh tế năm 2017 khu vực ASEAN+3" cho biết, tăng trưởng kinh tế của khu vực này được dự báo đạt 5,2% trong năm 2017 và 5,1% năm 2018.
Theo báo cáo mới nhất của Cơ quan nghiên cứu kinh tế vĩ mô ASEAN+3 (AMRO), tăng trưởng kinh tế của khu vực ASEAN+3 (gồm 10 nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc) vẫn giữ vững tốc độ tăng trưởng bền vững trong năm 2017.
Theo báo cáo của AMRO, Philippines sẽ dẫn đầu khu vực ASEAN+3 về tốc độ tăng trưởng kinh tế và thu hút đầu tư nước ngoài.
Báo cáo mang tên “Triển vọng kinh tế năm 2017 khu vực ASEAN+3" cho biết, tăng trưởng kinh tế của khu vực này được dự báo đạt 5,2% trong năm 2017 và 5,1% năm 2018.
Lãnh đạo AMRO nhận định nhu cầu từ thị trường nội địa sẽ tiếp tục là lực đẩy chính giúp kinh tế khu vực đi lên. Ngoài ra, sức tăng trưởng ổn định của kinh tế Trung Quốc sẽ tiếp tục trở thành động lực cho tăng trưởng khu vực.
 Tăng trưởng kinh tế của khu vực ASEAN+3 được dự báo đạt 5,2% trong năm 2017.
Các nền kinh tế thành viên có thể hưởng lợi từ hội nhập thương mại và đầu tư ở khu vực, theo báo cáo của AMRO.
Bên cạnh những thuận lợi, triển vọng kinh tế của ASEAN+3 cũng bị tác động tiêu cực bởi tình hình bất ổn trên khắp toàn cầu, như làn sóng bảo hộ thương mại đang lan rộng, các điều kiện tài chính toàn cầu bị thắt chặt, cùng với lạm phát gia tăng.
Nhà kinh tế trưởng của AMRO, ông Hoe Ee Khor nhấn mạnh rằng, trong bối cảnh thế giới hiện tại, các nước khu vực ASEAN+3 cần phải ưu tiên ổn định tài chính bên cạnh việc hỗ trợ tăng trưởng với cơ cấu chính sách phù hợp, bao gồm các biện pháp chính sách vĩ mô thận trọng và cải cách cơ cấu theo hướng bền vững.
Tuy nhiên, nhà kinh tế trưởng Khor vẫn lạc quan cho biết: "Chúng tôi cũng chưa nhận thấy những tác động rõ ràng từ làn sóng bảo hộ thương mại. Trong trường hợp xu hương bảo hộ thương mại "không quá quyết liệt" và nền kinh tế các nước ASEAN+3 vẫn mở, tích cực và thận trọng, các nước vẫn có thể duy trì được đà tăng trưởng hiện tại".
Bên cạnh đó, báo cáo của AMRO cũng đề cập đến những bài học sau 20 năm xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1997. Để xây dựng lại nền tảng cho tăng trưởng kinh tế, các quốc gia bị ảnh hưởng đã phải thực hiện những điều chỉnh lớn về chính sách, bao gồm cơ chế hối đoái linh hoạt hơn, củng cố ngân sách, cải tổ khu vực doanh nghiệp và tài chính.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Phố Wall bùng nổ khi ông Trump bác tin sa thải Chủ tịch Fed

Phố Wall bùng nổ khi ông Trump bác tin sa thải Chủ tịch Fed

23 Apr, 03:32 PM

Kinhtedothi - Sự kỳ vọng vào khả năng hạ nhiệt trong căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, cộng thêm việc ông Trump rút lại lời đe dọa sa thải Chủ tịch Fed đã giúp thị trường Phố Wall tăng vọt sau chuỗi ngày ảm đạm.

Các ngân hàng trung ương gồng mình đối phó chiến tranh thương mại

Các ngân hàng trung ương gồng mình đối phó chiến tranh thương mại

21 Apr, 03:45 PM

Kinhtedothi - Căng thẳng thương mại toàn cầu gia tăng không còn là mối quan tâm bên lề mà đã trở thành vấn đề trọng tâm đối với các ngân hàng trung ương lớn như Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC).

Vì sao đồng ruble sinh lời mạnh nhất năm 2025?

Vì sao đồng ruble sinh lời mạnh nhất năm 2025?

18 Apr, 04:46 PM

Kinhtedothi - Các nhà phân tích cho rằng yếu tố địa chính trị và các quyết định kịp thời về chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Nga đã giúp đồng ruble Nga trở thành đồng tiền có hiệu suất tốt nhất toàn cầu trong năm 2025, vượt qua cả các tài sản trú ẩn truyền thống như vàng và đồng USD.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ