Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Bắc Giang chi 796 tỷ đồng nâng cấp sữa chữa cây cầu 40 năm tuổi

Thúy Hồng
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi- Bộ Giao thông vận tải vừa có Quyết định phê duyệt dự án cầu đường sắt Cẩm Lý, Bắc Giang trên tuyến đường sắt Kép - Hạ Long với tổng vốn đầu tư gần 800 tỷ đồng.

Đây là cây cầu duy nhất trên cả nước hiện còn đường bộ đi chung đường sắt. Đơn vị quản lý cũng phải cử cán bộ trực 24/24 giờ, điều tiết giao thông, phân chiều bằng tín hiệu đèn mỗi lần 5-7 phút.
Đây là cây cầu duy nhất trên cả nước hiện còn đường bộ đi chung đường sắt. Đơn vị quản lý cũng phải cử cán bộ trực 24/24 giờ, điều tiết giao thông, phân chiều bằng tín hiệu đèn mỗi lần 5-7 phút.

Bộ Giao thông vận tải vừa phê duyệt dự án cầu đường sắt Cẩm Lý tuyến đường sắt Kép - Hạ Long, tổng mức đầu tư dự kiến hơn 796 tỷ đồng. Nguồn vốn từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi thường xuyên ngân sách Trung ương năm 2022 đã được Thủ tướng Chính phủ giao. Công tác chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án từ năm 2023, cơ bản hoàn thành năm 2025.

Cầu Cẩm Lý được xây dựng từ năm 1979, đang tổ chức giao thông khai thác chung giữa đường sắt và đường bộ, khổ cầu nhỏ chỉ thông xe cơ giới một chiều và khi có tàu cấm xe cơ giới qua cầu. Cầu Cẩm Lý nằm trên tuyến Quốc lộ 37 kết nối tỉnh Bắc Giang, Hải Dương với Quảng Ninh, Hải Phòng với lưu lượng giao thông lớn, thường xuyên ùn tắc giao thông trong giờ cao điểm, có nguy cơ ảnh hưởng đến an toàn của các phương tiện qua cầu.

Cầu Cẩm Lý dù nằm trong danh mục các dự án khẩn cấp được Chính phủ phê duyệt từ năm 2011 nhưng nhiều năm qua, dự án vẫn chưa được bố trí vốn.

Tổng chiều dài tuyến hơn 3.200 m. Quy mô đầu tư xây dựng đường cấp III đồng bằng, vận tốc thiết kế 80 km/h. Tổng mức đầu tư gần 800 tỷ đồng. Dự án chuẩn bị đầu tư, thực hiện từ năm 2023, cơ bản hoàn thành năm 2025. Nguồn vốn đầu tư từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi thường xuyên ngân sách trung ương năm 2022 đã được Thủ tướng Chính phủ giao.

Theo quyết định phê duyệt, chủ đầu tư dự án là Ban Quản lý dự án Đường sắt. Mục tiêu đầu tư dự án là tách cầu cho các phương tiện đường bộ không đi chung đường sắt nhằm bảo đảm lưu thông thông suốt trên QL37, giảm thiểu ảnh hưởng đến vận hành, khai thác đường sắt; từng bước hoàn thiện QL37 theo quy hoạch.

Dự án tăng cường kết nối, nâng cao năng lực khai thác, để bảo đảm an toàn giao thông, đáp ứng nhu cầu vận tải trên hành lang vận tải từ Bắc Giang và Hải Dương đến các địa phương vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh.

Trong quá trình triển khai thực hiện, Bộ Giao thông vận tải yêu cầu Ban Quản lý dự án đường sắt lập và quản lý chặt chẽ tiến độ thi công; căn cứ khối lượng, tiến độ để rà soát tính toán và đề xuất bộ nhu cầu vốn từng năm cho phù hợp, bảo đảm phù hợp với khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư công theo quy định.