Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Bán cổ phiếu Vinamilk: Đấu giá công khai chống lợi ích nhóm

Đấu giá công khai vừa đảm bảo tính công khai, minh bạch, vừa đảm bảo an toàn cho người nắm giữ phần vốn của nhà nước.
Ngày 2/12 tới, Công ty Cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk) sẽ chào bán công khai gần 131 triệu cổ phiếu VNM trên sàn giao dịch tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM. Sự kiện này đang được nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước quan tâm. Tuy nhiên, cổ phiếu của Vinamilk sẽ được đấu giá công khai trên sàn giao dịch chứng khoán liệu có phải là cách làm hiệu quả nhất?
Hiện nay, Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) đang nắm giữ gần 45% vốn điều lệ của Vinamilk. Nếu ngày 2/12 tới, SCIC bán 9% số vốn ở Vinamilk, sẽ thu về cho nhà nước dự kiến khoảng 18.000 tỷ đồng. Với việc thoái vốn lần này, SCIC sẽ chào bán cổ phiếu Vinamilk công khai trên sàn giao dịch chứng khoán.
 Vinamilk sẽ chào bán công khai gần 131 triệu cổ phiếu vào đầu tháng 12 tới. (Ảnh minh họa: KT)
Theo nhiều chuyên gia kinh tế, đây là cách làm khôn ngoan và hiệu quả. Vì nó vừa đảm bảo tính công khai, minh bạch, vừa đảm bảo an toàn cho người nắm giữ phần vốn của Nhà nước.
Đồng thời, việc bán cổ phiếu đấu giá công khai trên sàn giao dịch sẽ tạo điều kiện cho tất cả các tổ chức, cá nhân đều có cơ hội mua được cổ phiếu nếu trả giá tốt. Các tổ chức, nhà đầu tư lớn muốn mua nhiều cổ phiếu cũng có thể mua thông qua sàn giao dịch này qua việc đấu giá một cách công bằng.
Trên hết, đấu giá công khai cổ phiếu sẽ tránh được những tiêu cực như lợi ích nhóm. Bởi thực tế thời gian vừa qua, một số trường hợp lạm dụng việc mời gọi nhà đầu tư chiến lược để giải quyết lợi ích nhóm  trong quá trình cổ phần hóa bán vốn nhà nước.  
Chuyên gia kinh tế Trần Du Lịch cho rằng, việc SCIC bán công khai minh bạch vốn của nhà nước tại Vinamilk là cách làm đúng để chống lại lợi ích nhóm, thương lượng với nhau và “đi đêm” với nhau.
“Không chỉ với Vinamilk mà ở tất cả các công ty của nhà nước mà SCIC nắm giữ vốn cũng nên bán cổ phiếu theo cách này. Đó là cách tốt nhất để xử lý vốn của nhà nước”, ông Trần Du Lịch quả quyết.
Cũng theo một số chuyên gia kinh tế, việc SCIC bán cổ phiếu công khai sắp tới còn là cách để thăm dò thị trường tốt nhất cho những bước bán cổ phiếu lần sau.
TS. Trần Văn Thuận - Trường Đại học Tài chính Marketing TP.HCM cho rằng, khi cổ phiếu của Vinamilk đã được chấp nhận mở room cho nhà đầu tư nước ngoài không hạn chế, trong cuộc đấu giá bán 9% sắp tới, các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm tới cổ phiếu của Vinamilk ở mức độ nào sẽ dựa trên cơ sở này SCIC chọn lựa các phương án tiếp theo.
Hiện nay, các quỹ đầu tư và các nhà đầu tư nước ngoài đang rất quan tâm đến việc nhà nước thoái vốn các doanh nghiệp nhà nước, nhất là doanh nghiệp có thương hiệu  lớn của Việt Nam như Vinamilk, Sabeco…
Với mong muốn chung là nhà nước đẩy nhanh tiến trình này, tạo cơ hội cho nhà đầu tư mua được cổ phiếu, có cổ phần, việc thoái vốn lần này tại Vinamilk sẽ khiến nhiều nhà đầu tư muốn có thêm nhiều đơn vị làm đại lý đăng ký đấu giá cổ phiếu, thay vì chỉ có một đơn vị duy nhất là Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (SSI) để các nhà đầu tư thuận lợi hơn khi tham gia. Đồng thời, SCIC cũng nên công bố thông tin rõ ràng hơn về đấu giá.
Bên cạnh đó, các nhà đầu tư nước ngoài cũng muốn Việt Nam tạo điều kiện cho thị trường chứng khoán phát triển hơn để đảm bảo tính thanh khoản.
Ông Andy Hồ - Giám đốc điều hành, kiêm Trưởng bộ phận Đầu tư Tập đoàn VinaCapital cho rằng, khi nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào, họ muốn biết cơ hội thoái vốn như thế nào.
“Phần nhà đầu tư thoái vốn trên thị trường chứng khoán nên thị trường này cần phải tăng trưởng tốt, chất lượng cao và thanh khoản tốt từ đó nhà đầu tư mới yên tâm. Nguyên tắc đầu tư với tỷ lệ là 50%, thoái vốn là 50% còn lại rất quan trọng, các nhà đầu tư nước ngoài rất muốn thị trường chứng khoán của Việt Nam tăng trưởng tốt”, ông Andy Hồ cho hay.
Để việc thoái vốn hiệu quả, cơ quan chức năng cần có lộ trình từng bước hợp lý, thoái vốn từng phần, chọn từng thời điểm thích hợp, tránh thoái vốn ào ạt. Bên cạnh thoái vốn tại những doanh nghiệp đang làm ăn hiệu quả như Vinamilk, Sabeco... Nhà nước cũng nên mạnh dạn thoái vốn dứt điểm ở những doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả, góp phần đẩy tiến trình nhanh tái cơ cấu nền kinh tế.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Phát triển nông nghiệp xanh từ cây chè gắn với du lịch trải nghiệm

Phát triển nông nghiệp xanh từ cây chè gắn với du lịch trải nghiệm

13 Jul, 06:23 AM

Kinhtedothi - Anh Hoàng Văn Tuấn - chủ thương hiệu trà Tuấn Nhung Phú Đô (xã Vô Tranh, Thái Nguyên) chọn bắt đầu từ mảnh đất quê nhà, nơi gia đình anh đã gắn bó với cây chè qua nhiều thế hệ. Với hướng đi sản xuất trà hữu cơ, anh vừa gìn giữ nghề truyền thống, vừa góp phần bảo vệ môi trường sống và tạo sinh kế bền vững.

Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội ra mắt Liên minh Cung ứng FDI

Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội ra mắt Liên minh Cung ứng FDI

12 Jul, 08:41 PM

Kinhtedothi - Trong khuôn khổ Hội nghị Ban Chấp hành mở rộng Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội (HanoiBA) lần XVI khoá VIII, Liên minh Cung ứng FDI đã chính thức được ra mắt, đánh dấu thêm một bước tiến quan trọng của HanoiBA trong việc đẩy mạnh chuỗi cung ứng theo ngành nghề.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ