Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Bàn giao lưới điện nông thôn: Chủ trương đúng, dân hưởng lợi

Kinhtedothi - Từ khi có nguồn điện ổn định, mọi sinh hoạt vật chất, tinh thần của hơn 8.000 nhân khẩu ở thôn Phú Mỹ (xã Tự Lập, huyện Mê Linh) đã thay đổi hoàn toàn.
Phú Mỹ chỉ là một trong hàng trăm thôn, xã trên địa bàn Thủ đô được hưởng lợi từ chương trình bàn giao lưới điện nông thôn (ĐNT) từ hợp tác xã (HTX) sang cho ngành điện quản lý kể từ thời điểm Hà Nội chính thức mở rộng địa giới hành chính tháng 8/2008.

Hiệu quả từ một chủ trương thiết thực với người dân

Trước tháng 8/2008, chi nhánh điện Mê Linh (nay là Công ty Điện lực Mê Linh) chủ yếu bán tổng cho các HTX dịch vụ điện của cả 18 xã, thị trấn. Người dân dùng điện phải chịu giá cao. Các HTX chỉ biết khai thác mà không đầu tư cải tạo nên lưới điện cũ nát, mất an toàn, hệ thống đo đếm không chính xác, điện áp thấp, nhất là vào giờ cao điểm, không đủ cho sản xuất và sinh hoạt… Do vậy, hầu hết hộ kinh tế không dám đầu tư máy móc mà chỉ làm thủ công, khiến hiệu quả kinh doanh thấp. Song, từ khi Mê Linh chính thức hợp nhất vào Hà Nội cũng là lúc TP có chủ trương xóa bán tổng để đầu tư các dự án ĐNT nhằm mang lại lợi ích chính đáng cho người dân.

 

Công nhân chi nhánh điện huyện Thạch Thất kiểm tra công tác an toàn lưới điện. Ảnh: Đức Giang
 
Thực hiện chủ trương này, Công ty Điện lực Mê Linh đã cử cán bộ trực tiếp đến từng xã, thị trấn làm công tác tiếp nhận nên mọi vướng mắc được giải quyết kịp thời. Tháng 4/2009, Công ty tiếp nhận xong 15/18 xã, thị trấn, đến tháng 12/2012 tiếp nhận thêm xã Tự Lập. Hiện, chỉ còn 2 xã Văn Khê và Tráng Việt, Công ty sẽ phối hợp với chính quyền địa phương hoàn thành trước năm 2014. Trong công tác đầu tư nâng cao chất lượng điện, từ chỗ toàn huyện chỉ có 67 trạm biến áp (TBA) công cộng, qua 5 năm, DN đã xây dựng thêm 114 trạm, đường dây trung áp tăng gấp 2,5 lần, khối lượng khách hàng tăng 18 lần… Đặc biệt, tháng 12/2012, TBA 110kV/63MVA Quang Minh được đưa vào vận hành, nâng tổng số nguồn 110kV của Công ty cấp điện cho toàn huyện lên 4 nguồn, giúp huyện chủ động hoàn toàn thay vì DN phải lấy từ điện lực Vĩnh Phúc và Đông Anh như trước. Qua 5 năm, tổng mức đầu tư nâng cấp cải tạo mạng lưới điện trên toàn huyện lên tới 84,1 tỷ đồng. Tuy nhiên, hiệu quả lớn nhất mà các dự án ĐNT mang lại đó là góp phần không nhỏ nâng cao đời sống kinh tế - xã hội của địa phương. Ông Trần Văn Hội - chủ cửa hàng fotocopy tại khu 6 - thôn Phú Mỹ hồ hởi: "Trước kia, chất lượng điện kém, điện áp có lúc dưới 100V, nhiều thiết bị điện hư hỏng. Tuy nhiên, sau khi bàn giao toàn bộ lưới điện cho ngành điện quản lý tháng 12/2012, chất lượng điện áp được nâng lên rõ rệt. Thêm vào đó, cung cách phục vụ của nhân viên "nhà đèn" cũng gây được cảm tình nên bà con rất hợp tác".

Tại thị xã Sơn Tây, hiện trạng lưới điện khi Công ty Điện lực Sơn Tây tiếp nhận cũng rất kém. Hệ thống lưới điện đã cũ, gây mất an toàn, tổn thất lớn, người dân khi sử dụng và thanh toán tiền điện còn nặng tâm lý dùng khoán. Chính vì thế, ngay khi tiếp nhận, Công ty đã đầu tư tổng cộng 50,7 tỷ đồng cải tạo lưới điện trung áp, hạ áp trên toàn huyện, đồng thời thực hiện việc tiếp nhận lưới điện đến đâu tiến hành thay lại công tơ chuẩn của ngành điện đến đó (hoàn thành thay công tơ trước tháng 11/2009). Với cách làm bài bản, tổn thất các TBA tiếp nhận lưới ĐNT đã giảm từ 17% năm 2009 hiện chỉ còn 6,59%, tình trạng vi phạm sử dụng điện giảm hẳn. Đến nay, cả 6 xã của huyện đã hoàn thành bàn giao, 100% hộ dân được sử dụng điện thường xuyên, an toàn. Điện áp được cải thiện nhiều, hiện đạt 220 - 230V.

Cần thêm sự hỗ trợ

 "Điện là 1 trong 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới (NTM), nên có vai trò rất quan trọng trong đời sống sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp của bà con. Chúng tôi sẵn sàng phối hợp chặt chẽ hơn với ngành điện, hy vọng chương trình ĐNT sẽ được triển khai hiệu quả, quyết liệt hơn để nhiều người dân được hưởng lợi" - ông Hà Văn Đông - Phó Chủ tịch UBND thị xã Sơn Tây khẳng định.

Tuy nhiên, vẫn còn những vướng mắc trong quá trình triển khai, như giá đền bù GPMB đầu tư các dự án lưới điện khi chưa đáp ứng nguyện vọng của dân, nên một phần ảnh hưởng đến tiến độ thi công. Do đó, DN rất cần sự hỗ trợ của địa phương trong công tác tuyên truyền để người dân hiểu rõ chủ trương, chính sách của Nhà nước, cũng như quyền và trách nhiệm của mình. Bên cạnh đó, theo ông Tạ Quang Thắm - Giám đốc Công ty Điện lực Mê Linh, để chương trình ĐNT đáp ứng đồng bộ với chương trình NTM, TP nên tạo điều kiện cho vay vốn ưu đãi khi thực hiện các dự án đầu tư hệ thống điện NTM, đồng thời, địa phương cần hỗ trợ cấp đất xây dựng các điểm trực sửa chữa điện để ngành kịp thời phục vụ nhu cầu của dân.

 
Từ khi nhà máy hoạt động năm 2009 đến nay, điện áp thời gian đầu mới bàn giao tuy có một số trục trặc nhưng ngay sau đó đã ổn định, ngành điện và DN thường xuyên có kênh thông tin trao đổi. Chúng tôi mong điện thời gian tới vẫn được duy trì ổn định, ngành điện tiếp tục có sự phối hợp thường xuyên với DN, vì nếu mất điện thì mọi quy trình sản xuất sẽ bị đảo lộn, chi phí đầu vào bị đội lên rất nhiều.

Ông Ngô Quế Lâm Giám đốc Nhà máy bia Hà Nội - Mê Linh

 
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
HanoiPrintPack 2025: làn gió mới cho ngành in ấn và đóng gói Việt Nam

HanoiPrintPack 2025: làn gió mới cho ngành in ấn và đóng gói Việt Nam

02 Jul, 09:19 PM

Kinhtedothi - Triển lãm Quốc tế ngành In ấn và Đóng gói Hà Nội lần thứ 12 (HanoiPrintPack 2025) diễn ra từ ngày 2 - 5/7 tại Trung tâm Triển lãm ICE Hà Nội, mang đến cơ hội kết nối, chia sẻ công nghệ, mở ra hướng phát triển bền vững cho ngành in ấn – bao bì Việt Nam.

EVNNPC tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả vận hành, dịch vụ khách hàng

EVNNPC tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả vận hành, dịch vụ khách hàng

01 Jul, 07:25 PM

Kinhtedothi - Ngày 1/7, Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) chính thức hoàn tất việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy đến tận cấp cơ sở – đánh dấu một trong những bước chuyển đổi toàn diện và mạnh mẽ nhất trong lịch sử 56 năm phát triển của Tổng công ty.

MB ra mắt bộ sản phẩm tiền gửi 2025: Lợi nhuận tối đa, chốt lời linh hoạt

MB ra mắt bộ sản phẩm tiền gửi 2025: Lợi nhuận tối đa, chốt lời linh hoạt

01 Jul, 05:22 PM

Kinhtedothi - Nhằm đáp ứng nhu cầu tiết kiệm ngày càng đa dạng, MB giới thiệu đến Khách hàng bộ ba sản phẩm Tiền Gửi 2025 gồm: Tiền Gửi Linh Hoạt, Tiền Gửi Kỳ Hạn và Tiền Gửi Tích Góp, hướng đến nhu cầu tiết kiệm linh hoạt và tối ưu hóa lợi nhuận trong từng giai đoạn tài chính của khách hàng.

Quản trị nguồn nhân lực chiến lược tạo đà phát triển ngành công nghiệp bán dẫn

Quản trị nguồn nhân lực chiến lược tạo đà phát triển ngành công nghiệp bán dẫn

30 Jun, 07:36 PM

Kinhtedothi - Tạo đà phát triển ngành công nghiệp bán dẫn rất cần đến quản trị, đào tạo đội ngũ nhân lực chiến lược. Do đó, đòi hỏi các doanh nghiệp (DN) phải nắm bắt được xu hướng phát triển ngành công nghiệp bán dẫn thông qua giao lưu, kết nối với cơ quan quản lý Nhà nước, chuyên gia, học giả trong và ngoài nước, cũng như mô hình đào tạo phù hợp.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ