Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Bạn phải chú ý ngâm hạt trước khi sử dụng

Kinhtedothi - Hạt là thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng bạn phải chú ý ngâm hạt trước khi sử dụng.

Tại sao phải ngâm các loại hạt?

Để loại bỏ hoặc làm giảm acid phytic

Bạn cần chú ý ngâm hạt trước khi sử dụng. Nguồn ảnh: Afamily

Khi acid phytic kết hợp với canxi, magie, sắt, kẽm trong đường ruột nó sẽ làm giảm sự hấp thụ chất dinh dưỡng của hệ tiêu hóa. Vì vậy, nếu bạn thường xuyên không ngâm hạt trước khi sử dụng thì về lâu dài có thể gây thiếu khoáng chất, loãng xương và nhiều các tác động xấu đối với cơ thể của chúng ta.

Để loại bỏ hoặc giảm tannin

Tannin có rất nhiều trong các loại thực vật và trong các loại hạt, tannin tạo cảm giác chát, khô miệng, đôi khi là cứng lưỡi cho người ăn phải nó, vì vậy nó có vai trò bảo vệ các thực vật hoặc các loại hạt khỏi những loài muốn ăn chúng.

Việc ngâm các loại hạt để loại bỏ tannin giúp sữa hạt của bạn sau khi uống không còn vị chát nữa.

Để trung hòa các chất ức chế enzym

Khi bạn trung hòa được các chất gây ức chế enzym thì giá trị dinh dưỡng của hạt sẽ được gia tăng lên đáng kể.

Để khuyến khích sản xuất các enzym có lợi

Ngâm các loại hạt trước khi làm sữa hạt còn giúp giải phóng các enzym có lợi cho hệ tiêu hóa.

Để tăng lượng vitamin, đặc biệt là vitamin nhóm B

Như trên đã nói ngoài việc giải phóng các enzym có lợi cho hệ tiêu hóa, việc ngâm các loại hạt trước khi làm sữa hạt còn giúp giải phóng các vitamin, khoáng chất và protein tốt cho sức khỏe.

Để thúc đẩy gluten và làm cho tiêu hóa dễ dàng hơn

Gluten bản chất là một dạng protein có sẵn trong các loại hạt, ngũ cốc như: lúa mỳ, đại mạch, lúa mỳ spenta và hắc mạch. Gluten trong từng trường hợp khác nhau có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.

Với việc ngâm hạt trước khi làm sữa hạt bạn có thể giải phóng gluten đồng thời giúp các loại hạt cứng như hạt hạnh nhân mềm ra dễ phân hủy trong quá trình tiêu hóa.

Để làm cho các protein sẵn sàng cho sự hấp thụ

Để ngăn chặn sự thiếu hụt khoáng chất và loãng xương

Để giúp trung hòa các chất độc trong ruột kết và giữ sạch đại tràng

Để ngăn ngừa bệnh và cải thiện điều kiện sức khỏe

Thời gian ngâm của từng loại đậu, hạt ngũ cốc

Tỷ lệ nước khi ngâm hạt là 3:1 (3 hạt : 1 nước) để hạt luôn ngập trong nước và chú ý thay nước 2, 3 lần để trừ khuẩn hại.

Thời gian ngâm tuỳ thuộc vào từng loại hạt có thể từ 30 phút đến 24 tiếng,và theo từng mùa, thời tiết nóng lạnh mà thời gian ngâm ngắn hay dài.

Cụ thể, thời gian ngâm của từng loại đậu, hạt ngũ cốc như sau:

Đậu nành: 8 – 10 giờ

Đậu xanh: 6 – 8 giờ

Đậu đen: 2 – 4 giờ

Đậu đỏ: 6 – 8 giờ

Đậu trắng: 4 – 5 giờ

Đậu lăng: 6 – 8 giờ

Mè (vừng): 6 – 8 giờ

Quinoa: 1 – 2 giờ

Hạt kê: 6 – 8 giờ

Quả óc chó: 3 -4 giờ

Hạnh nhân: 8 -12 giờ

Lúa mì: 5 – 7 giờ

Gạo lứt: 12 – 24 giờ

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Danh sách 9 loại trái cây dễ ngâm hóa chất

Danh sách 9 loại trái cây dễ ngâm hóa chất

03 May, 06:48 AM

Kinhtedothi - Mùa Hè là mùa của mít, xoài, ổi, dưa hấu… nhưng vì lợi nhuận một số thương lái đã tẩm hóa chất độc hại khiến cho người tiêu dùng mất cảnh giác. Dưới đây là top trái cây dễ bị ngâm hóa chất nhất, ai cũng nên biết.

Siết quản lý an toàn thực phẩm bếp ăn tập thể

Siết quản lý an toàn thực phẩm bếp ăn tập thể

29 Apr, 05:52 AM

Kinhtedothi - Triển khai Tháng hành động vì an toàn thực phẩm (ATTP) năm 2025 với chủ đề “Bảo đảm ATTP, trong đó chú trọng ATTP bếp ăn tập thể, dịch vụ ăn uống và thức ăn đường phố”, các đoàn kiểm tra liên ngành về ATTP của Hà Nội đã kịp thời phát hiện, xử lý nhiều vi phạm nhờ phương thức kiểm tra đột xuất.

Đà Lạt: hơn 800 người tham gia tập huấn kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm

Đà Lạt: hơn 800 người tham gia tập huấn kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm

25 Apr, 12:00 PM

Kinhtedothi - Ngày 25/4, Phòng Y tế TP Đà Lạt (TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng) tổ chức lớp tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm cho hơn 800 người trực tiếp sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, bếp ăn tập thể trên địa bàn TP Đà Lạt năm 2025.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ