Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Bản tin tổng hợp xây dựng – bất động sản từ 22 – 28/3

Doãn Thành tổng hợp
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Thị trường BĐS “bấn loạn” trong cơn tăng giá; Xu hướng dịch chuyển đầu tư sang kênh BĐS ngày càng tăng dẫn đến sự tăng vọt về giá; Giá cổ phiếu BĐS tăng nhanh; TP Hà Nội công khai các dự án nợ tiền sử dụng đất; Thị trường nhà phố tại TP Hồ Chí Minh nhà triệu đô mỏi mòn chờ bán; Lo ngại sốt đất ảo tỉnh Quảng Trị chỉ đạo ổn định thị trường BĐS... là những thông tin nổi bật trong tuần.

 
Sự chênh lệch cung – cầu, chính quyền các tỉnh, TP đẩy mạnh đầu tư dự án hạ tầng đô thị, dịch Covid-19 được kiểm soát và thắng lớn từ thị trường chứng khoán... tạo điều kiện cho nhà đầu tư đổ dồn vào kênh bất BĐS ngày càng nhiều. Điều này, khiến cho thị trường BĐS từ Bắc vào Nam sau Tết Nguyên đán Tân Sửu rơi vào “bấn loạn” trong cơn tăng giá.
 
Trong năm 2020 có khoảng 70% lượng giao dịch BĐS đến từ nhà đầu tư chứng chứng khoán trước đó, ngoài ra cũng có một lượng lớn tiền tiết kiệm cũng được rút ra để đầu tư vào BĐS. Dự báo xu hướng chuyển dịch đầu tư này sẽ còn tăng lên trong thời gian tới. Chi tiết xem TẠI ĐÂY
 
Số liệu báo cáo từ Công ty Chứng khoán VnDirect, trong 2 tháng đầu năm 2021, các doanh nghiệp BĐS đã vay nợ thêm gần 6.400 tỷ đồng thông qua hình thức phát hành trái phiếu. Chi tiết xem TẠI ĐÂY
 
UBND TP Hà Nội vừa có báo cáo kết quả thực hiện nội dung kết luận, kiến nghị của HĐND TP về tình hình quản lý các dự án đầu tư vốn ngoài ngân sách sử dụng đất chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai trên địa bàn. Theo đó, có 90 dự án của những DN bất động sản khá nổi tiếng vẫn chưa nộp tiền sử dụng đất, tiền nộp chậm lên đến hơn 4.000 tỷ đồng. Chi tiết xem TẠI ĐÂY
 
Chưa bao giờ số lượng nhà phố, mặt bằng có giá trị khủng, khách sạn... có vị trí đắc địa trên địa bàn các quận trung tâm TP Hồ Chí Minh lại được rao bán nhiều và cấp tập như hiện nay. Chi tiết xem TẠI ĐÂY
 
Ngày 23/3, UBND tỉnh Quảng Trị đã ban hành văn bản về việc tăng cường công tác quản lý đất đai tại các khu vực quy hoạch công trình, dự án trên địa bàn. Chi tiết xem TẠI ĐÂY
 
Mặc dù tỷ lệ công trình vi phạm trật tự xây dựng (TTXD) trên địa bàn TP Hà Nội đã giảm xuống còn 2,13% trong năm 2020 nhưng thực tế số lượng công trình vi phạm vẫn ở mức cao, diễn biến phức tạp, khó kiểm soát. Chi tiết xem TẠI ĐÂY