Bạo hành trẻ em dẫn đến tử vong, phạm tội gì?

Phương Nguyên
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Căn cứ vào các quy định pháp luật và Luật Trẻ em 2016, người mẹ kế và người bố trong câu chuyện bé gái 8 tuổi ở TP Hồ Chí Minh bị bạo hành dẫn đến tử vong có thể phải chịu khung hình phạt cao nhất là gì?

Thạc sỹ, Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) trả lời:

Liên quan trường hợp bé gái 8 tuổi bị người tình của bố đánh đập hành hạ dẫn đến tử vong tại TP Hồ Chí Minh, cơ quan công an đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Võ Nguyễn Quỳnh Trang khi có căn cứ dấu hiệu về hành vi hành hạ trẻ em.

Bạo hành trẻ em dẫn đến tử vong, phạm tội gì? - Ảnh 1

Cơ quan điều tra khởi tố tội hành hạ người khác là bước đầu để tiến hành công tác điều tra. Dưới góc độ pháp lý, hành vi dùng vũ lực, đánh đập hành hạ bé gái 8 tuổi đến tử vong của đối tượng Trang thì tuỳ theo tình tiết, hành vi cụ thể, căn cứ theo kết luận điều tra thì có thể xem xét khởi tố về tội Cố ý gây thương tích hoặc Tội giết người. Với hành vi sử dụng vũ lực, bạo lực, đánh đập, hành hạ đến mức gây thương tích hoặc chết người thì có thể xem xét xử lý về Tội cố ý gây thương tích hoặc tội Giết người.

Cụ thể như sau:

+  Trường hợp phạm tội Giết người thì cần phải làm rõ hành vi của người có hành vi bạo lực bao gồm: hung khí, diễn biến các lần đánh đập, mức độ thường xuyên đánh đập, vị trí tác động lên thân thể, khả năng gây tử vong. Trường hợp có căn cứ cho rằng hành vi có thể dẫn đến chết người mà người đánh trẻ em nhận thức rõ được điều đó nhưng vẫn cố tình làm và không quan tâm đến hậu quả. Với trường hợp này thì người phạm tội sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Giết người quy định tại Khoản 1 điều 123 Bộ luật Hình sự 2015 với mức hình phạt cao nhất tù chung thân hoặc tử hình với các tình tiết định khung có thể là: Giết người dưới 16 tuổi, có tính chất côn đồ, vì động cơ đê hèn…

+ Trường hợp tội Cố ý gây thương tích thì có các hành vi không được dùng hung khí nguy hiểm, không đánh vào vị trí không gây nguy hiểm như vùng vai, tay, chân và đối tượng không nhận thức được hậu quả, việc nạn nhân tử vong phải nằm ngoài ý muốn chủ quan của người gây thương tích. Với trường hợp này, đối tượng phạm tội có thể xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ người khác tại Khoản 4 Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 với mức phạt cao nhất là 14 năm tù với tình tiết định khung là “làm chết người”.

Cần đợi kết luận điều tra mới có đủ cơ sở xác định tội danh tuy nhiên vì bất kì lý do gì, việc người phạm tội hành hạ cháu bé mới 8 tuổi và tước đi mạng sống của cháu thì cần phải bị xử lý nghiêm khắc theo quy định của pháp luật. Luật trẻ em 2016 đã quy định Điều 12. Quyền sống: Trẻ em có quyền được bảo vệ tính mạng, được bảo đảm tốt nhất các điều kiện sống và phát triển.

Điều 6. Các hành vi bị nghiêm cấm

1. Tước đoạt quyền sống của trẻ em. Cha mẹ cần chăm sóc, bảo vệ con đảm bảo tốt nhất các điều kiện sống và phát triển. Khi có hành vi vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm khắc theo quy định pháp luật.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần