KTĐT - Số tiền đóng cho loại hình bảo hiểm này của năm 2010 tăng 26,14% so với một năm trước đó, đạt gần 76.000 tỷ rupiah (Rp), tương đương 87,72 tỷ USD.
Theo Hiệp hội Bảo hiểm nhân thọ Indonesia (AAJI), lượng khách hàng tham gia bảo hiểm nhân thọ của nước này trong năm 2010 là 16,75 triệu người (trên tổng số khoảng 240 triệu dân), tăng 48% so với 11,32 triệu người năm 2009.
Số tiền đóng cho loại hình bảo hiểm này của năm 2010 tăng 26,14% so với một năm trước đó, đạt gần 76.000 tỷ rupiah (Rp), tương đương 87,72 tỷ USD.
Năm 2010 ngành bảo hiểm nhân thọ nước này đã chi trả tổng cộng trên 48.000 tỷ Rp (tăng 25,78% so với năm 2009); đồng thời đạt tổng mức đầu tư trên 157.000 tỷ Rp vào thị trường chứng khoán, trái phiếu chính phủ, tư nhân và có thời hạn ở ngân hàng, thu về gần 24.000 tỷ Rp lợi nhuận, cao hơn khá nhiều từ mức lợi nhuận gần 20.000 tỷ Rp của năm 2009.
Chủ tịch AAJI Evelina Pietruschka cho biết, lượng khách hàng và số tiền đóng bảo hiểm nhân thọ tăng nhanh thời gian qua là bởi người dân, nhất là tại các thành phố lớn, nhận thức ngày càng tốt hơn về tầm quan trọng của bảo hiểm nhân thọ, cùng với đó là điều kiện sinh hoạt, thu nhập được cải thiện đáng kể do tăng trưởng kinh tế mang lại.
Lãnh đạo AAJI đánh giá lạc quan rằng dù tỷ lệ tham gia trên số dân thuộc hàng thấp nhất trong các nước Đông Nam Á, nhưng ngành dịch vụ này lại đang phát triển thuộc hàng nhanh nhất trong ASEAN.
AAJI đặt mục tiêu đạt tốc độ tăng trưởng trung bình 25% giai đoạn 2010-2014, để đến năm 2014, tổng tài sản của ngành bảo hiểm nhân thọ Indonesia sẽ là 500.000 tỷ Rp, gấp gần ba lần so với mức hơn 174.000 tỷ Rp của năm 2010.
Để đạt được mục tiêu trên, AAJI xác định ưu tiên thúc đẩy các chiến dịch quảng bá trong các trường đại học qua chương trình “Bảo hiểm đến với giảng đường”; đẩy mạnh tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng và trực quan trên đường phố; phát triển hệ thống mạng lưới chi nhánh và trung tâm giao dịch, với yêu cầu nhân viên tất cả các đại lý phải được đào tạo bởi AAJI trước khi tham gia kinh doanh bảo hiểm.
AAJI đồng thời tăng cường công tác quản lý, đảm bảo tất cả các cơ sở kinh doanh phải có giấy phép hoạt động nhằm củng cố lòng tin của khách hàng và tránh hiện tượng lừa đảo./.
Số tiền đóng cho loại hình bảo hiểm này của năm 2010 tăng 26,14% so với một năm trước đó, đạt gần 76.000 tỷ rupiah (Rp), tương đương 87,72 tỷ USD.
Năm 2010 ngành bảo hiểm nhân thọ nước này đã chi trả tổng cộng trên 48.000 tỷ Rp (tăng 25,78% so với năm 2009); đồng thời đạt tổng mức đầu tư trên 157.000 tỷ Rp vào thị trường chứng khoán, trái phiếu chính phủ, tư nhân và có thời hạn ở ngân hàng, thu về gần 24.000 tỷ Rp lợi nhuận, cao hơn khá nhiều từ mức lợi nhuận gần 20.000 tỷ Rp của năm 2009.
Chủ tịch AAJI Evelina Pietruschka cho biết, lượng khách hàng và số tiền đóng bảo hiểm nhân thọ tăng nhanh thời gian qua là bởi người dân, nhất là tại các thành phố lớn, nhận thức ngày càng tốt hơn về tầm quan trọng của bảo hiểm nhân thọ, cùng với đó là điều kiện sinh hoạt, thu nhập được cải thiện đáng kể do tăng trưởng kinh tế mang lại.
Lãnh đạo AAJI đánh giá lạc quan rằng dù tỷ lệ tham gia trên số dân thuộc hàng thấp nhất trong các nước Đông Nam Á, nhưng ngành dịch vụ này lại đang phát triển thuộc hàng nhanh nhất trong ASEAN.
AAJI đặt mục tiêu đạt tốc độ tăng trưởng trung bình 25% giai đoạn 2010-2014, để đến năm 2014, tổng tài sản của ngành bảo hiểm nhân thọ Indonesia sẽ là 500.000 tỷ Rp, gấp gần ba lần so với mức hơn 174.000 tỷ Rp của năm 2010.
Để đạt được mục tiêu trên, AAJI xác định ưu tiên thúc đẩy các chiến dịch quảng bá trong các trường đại học qua chương trình “Bảo hiểm đến với giảng đường”; đẩy mạnh tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng và trực quan trên đường phố; phát triển hệ thống mạng lưới chi nhánh và trung tâm giao dịch, với yêu cầu nhân viên tất cả các đại lý phải được đào tạo bởi AAJI trước khi tham gia kinh doanh bảo hiểm.
AAJI đồng thời tăng cường công tác quản lý, đảm bảo tất cả các cơ sở kinh doanh phải có giấy phép hoạt động nhằm củng cố lòng tin của khách hàng và tránh hiện tượng lừa đảo./.