Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Bảo Minh - 25 năm cùng nông dân nâng tầm hạt gạo

Kinhtedothi - Trải qua hơn 25 năm sát cánh cùng bà con nông dân khắp cả nước phát triển vùng nguyên liệu, đến nay các sản phẩm lúa gạo mang thương hiệu Bảo Minh đã và đang từng bước khẳng định được giá trị, ngày một vươn xa trên thị trường trong nước và quốc tế.

Liên kết phát triển vùng nguyên liệu

Tại Hà Nội, Hợp tác xã Nông nghiệp hữu cơ Đồng Phú (huyện Chương Mỹ) là một trong những đơn vị tiên phong trong canh tác lúa gạo thuận thiên. Dù vậy, giống như nhiều hợp tác xã khác, chuẩn hóa quy trình sản xuất theo hướng an toàn và tìm kiếm đầu ra cho lúa gạo hữu cơ vẫn luôn là bài toán mà các thành viên ban quản trị trăn trở.

Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Kinh doanh chế biến nông sản Bảo Minh (ngoài cùng bên phải) giới thiệu đến khách hàng một sản phẩm gạo đặc sản của doanh nghiệp. Ảnh: Trọng Tùng

Vài năm gần đây, Hợp tác xã Nông nghiệp hữu cơ Đồng Phú đã bắt tay với Công ty CP Kinh doanh chế biến nông sản Bảo Minh để phát triển vùng nguyên liệu trên quy mô gần 200ha, với sản phẩm chủ lực là lúa gạo hữu cơ.

Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp hữu cơ Đồng Phú Trịnh Thị Nguyệt cho biết, thành viên hợp tác xã được DN hỗ trợ kỹ thuật canh tác, giống tiên tiến, phân bón và quy trình sản xuất lúa an toàn theo tiêu chuẩn hữu cơ mà Bộ NN&PTNT ban hành.

“Quy trình canh tác lúa hữu cơ được phía DN quản lý, giám sát chặt chẽ. Thành viên hợp tác xã nếu không đáp ứng yêu cầu sản xuất có thể bị loại khỏi chuỗi liên kết. Đặc biệt, lúa hữu cơ được Bảo Minh thu mua tại ruộng với mức giá cạnh tranh. Do đó, bà con nông dân hoàn toàn yên tâm canh tác trên mảnh đất của gia đình mà không cần lo lắng bất cứ điều gì…” - bà Trịnh Thị Nguyệt chia sẻ.

Kết nối với các hợp tác xã và người nông dân để phát triển vùng sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn như cách thức đang bắt tay, triển khai hiệu quả với Hợp tác xã Nông nghiệp hữu cơ Đồng Phú là cách làm được Công ty CP Kinh doanh chế biến nông sản Bảo Minh thực hiện suốt hàng chục năm qua. Thống kê đến nay, diện tích liên kết sản xuất lúa gạo của DN với người nông dân đã lên tới hơn 20.000ha, trải dài trên địa bàn 20 tỉnh, TP.

Tổng Giám đốc Công ty CP Kinh doanh chế biến nông sản Bảo Minh Bùi Thị Hạnh Hiếu cho biết, đơn vị đã thành lập hội đồng khoa học với các giáo sư, tiến sĩ đầu ngành trong lĩnh vực nông nghiệp để hỗ trợ, định hướng, hướng dẫn kỹ thuật canh tác cho bà con. Điều này đảm bảo chất lượng nông sản cao nhất khi cung ứng đến tay người tiêu dùng.

“Từng diện tích ruộng đồng của hộ dân trồng lúa trong chuỗi liên kết của Bảo Minh đều được mã hóa; có tem nhãn vùng trồng, giúp khách hàng có thể truy xuất nguồn gốc trên từng hạt gạo. Tất cả vùng trồng trong chuỗi liên kết của Bảo Minh đều có chuyên viên, cán bộ kỹ thuật giám sát, hỗ trợ bà con để đảm bảo chất lượng sản phẩm…” - Tổng Giám đốc Bùi Thị Hạnh Hiếu chia sẻ.

Đáp ứng đa dạng nhu cầu người tiêu dùng

Không chỉ mang lại giá trị cho người nông dân thông qua phát triển vùng trồng, liên kết sản xuất - tiêu thụ, các thành viên Công ty CP Kinh doanh chế biến nông sản Bảo Minh còn đi khảo sát khắp nơi, từ vùng đất địa đầu Tổ quốc cho đến mũi Cà Mau xa xôi. Đi đến nơi nào, Bảo Minh cũng cố gắng tạo dựng giá trị, nỗ lực góp phần gìn giữ và phát triển các giống lúa quý của bản địa.

Trải qua hàng chục năm nỗ lực tìm kiếm, đến nay, Bảo Minh đã phát triển được sản phẩm gạo ở 3 vùng trọng điểm là Tây Bắc, Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long. Các giống lúa bản địa quý được gìn giữ và phát triển ở nhiều phân khúc, đáp ứng đa dạng nhu cầu của người tiêu dùng: Cao cấp có gạo lứt huyết rồng, nếp Tú Lệ, Séng Cù, tấm Thái đỏ, nếp cái hoa vàng…; chất lượng cao có nếp nương Điện Biên, tám thơm Hải Hậu, tám thơm Thái Lan sữa…, và nhóm sản phẩm thông dụng (chủ yếu là gạo Xi dẻo Hà Bắc).

Mỗi giống lúa đặc sản đến tay người tiêu dùng hôm nay là nỗ lực, tâm huyết không biết mệt mỏi của chị Bùi Thị Hạnh Hiếu và các thành viên Công ty CP Kinh doanh chế biến nông sản Bảo Minh suốt chặng đường 25 năm đã qua. Với nữ doanh nhân, hạt gạo không chỉ là sự nghiệp mà còn là duyên nợ, một tình yêu lớn nảy nở từ thời niên thiếu.

Nữ Tổng Giám đốc vẫn nhớ câu chuyện của năm 2018, khi mưa lũ xảy ra ở các tỉnh Tây Bắc gây thiệt hại nặng nề không chỉ cho nông dân mà Công ty Bảo Minh cũng chịu tổn thất lớn. “Có những vùng trồng lúa đặc sản mà DN đã đầu tư tới 500 triệu đồng, thế nhưng mùa vụ ấy chỉ thu được 5 tấn gạo, trị giá hơn 100 triệu đồng…” - Chị Bùi Thị Hạnh Hiếu chia sẻ.

Khó khăn không ngăn được tình yêu của chị với hạt gạo. Suốt hành trình hơn 25 năm đã qua, thành công của thương hiệu gạo Bảo Minh gắn liền với tên tuổi của nữ Tổng Giám đốc, không quản vất vả, lội ruộng cùng bà con nông dân tìm kiếm, phát triển những vùng trồng lúa chất lượng. Sát cánh cùng bà con nông dân nâng tầm hạt gạo, gia tăng giá trị trên đồng đất quê hương…

Cam kết chất lượng cho bữa ăn người Việt

Dù có đến ba đời kinh doanh lúa gạo từ Bắc vào Nam, nhưng phải đến những năm 1995, chị Bùi Thị Hạnh Hiếu mới bắt tay vào đầu tư xây dựng và phát triển thương hiệu. Đây là bước ngoặt mang lại thành công cho đến nay của thương hiệu gạo Bảo Minh.

Nhớ lại những ngày đầu tái cấu trúc đầy gian khó, gạo Bảo Minh chỉ cung cấp được cho 10 - 20 siêu thị và một vài khách sạn, nhà hàng. Dù vậy, thành viên của Bảo Minh luôn giữ vững lập trường quan điểm xuyên suốt là “tận tâm, lắng nghe, thấu hiểu và điều chỉnh để làm hài lòng khách hàng”.

Đến năm 2000, thương hiệu gạo Bảo Minh dần tạo được chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Giai đoạn 2010 - 2015, gạo Bảo Minh mở thêm nhiều chi nhánh tại miền Trung và miền Nam. Độ phủ bán hàng của thương hiệu trải dài khắp mọi miền Tổ quốc.

Cho đến hôm nay, nữ Tổng Giám đốc của thương hiệu gạo Bảo Minh tự hào khi sản phẩm đã được phân phối đến khoảng 4.000 điểm bán trên toàn quốc, với 6 kênh bán hàng: MT (siêu thị lớn, trung tâm thương mại) - GT (tạp hóa, siêu thị mini) - Horeca (nhà hàng, khách sạn, canteen…), hệ thống phân phối (Bảo Minh mart), bán hàng online và cả xuất khẩu.

Bảo Minh hiện là đối tác tin cậy của nhiều tập đoàn trong và ngoài nước. Đặc biệt, gạo Bảo Minh đã tiếp cận được người tiêu dùng tại nhiều quốc gia của châu Âu - một trong những thị trường được đánh giá là hết sức khó tính, với 40 dòng sản phẩm của 3 vùng địa danh trên lãnh thổ Việt Nam gồm: Gạo đặc sản Tây Bắc, gạo đặc sản Đồng bằng sông Hồng, và gạo đặc sản Đồng bằng sông cửu Long.

Tổng Giám đốc Công ty CP Kinh doanh chế biến nông sản Bảo Minh Bùi Thị Hạnh Hiếu cho biết, hiện đơn vị đang khởi động xây dựng nhà máy chế biến gạo và nông sản sau thu hoạch đạt tiêu chuẩn quốc tế tại huyện Thanh Oai (TP Hà Nội).

Với chiến lược trở thành một tập đoàn trong tương lai không xa, gạo Bảo Minh đặt mục tiêu thiết lập mạng lưới chuỗi giá trị nông nghiệp sạch từ đồng ruộng đến bàn ăn, nhằm cung cấp những bữa ăn an toàn cho người Việt. Đồng thời, tiếp tục bảo tồn, phát huy và kinh doanh các loại lúa gạo đặc sản, hạn chế sự mai một, bị tuyệt chủng các giống lúa quý, và gia tăng nguồn thu kinh tế cho địa phương.

 

"Lúa gạo Việt Nam hiện đang đứng trước cuộc cạnh tranh rất lớn với các thương hiệu của Thái Lan, Indonesia… Chính vì vậy, Bảo Minh mong muốn các bộ ngành, UBND cấp tỉnh có cơ chế, chính sách để khuyến khích các DN phát triển vùng trồng; liên kết với nhau tạo ra những sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, hướng tới xuất khẩu. Thông qua việc nâng tầm hạt gạo, sẽ góp phần cải thiện đời sống cho người nông dân…" - Tổng Giám đốc Công ty CP Kinh doanh chế biến nông sản Bảo Minh Bùi Thị Hạnh Hiếu

"Lâu nay, một số DN chỉ lo tập trung xuất khẩu mà chưa chú trọng đến thị trường nội địa, khiến gạo ngoại chất lượng cao của nước ngoài có cơ hội tràn vào Việt Nam. Công ty CP Kinh doanh chế biến nông sản Bảo Minh là một trong số ít DN trong nước chú trọng đến thị trường này. Những gì mà Bảo Minh và một số công ty khác đang làm là hướng đi đúng đắn nhằm chia sẻ lợi ích giữa DN và người nông dân…" - Nguyên Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) Nguyễn Hồng Sơn

Xuất khẩu gạo nhiều cơ hội bứt phá

Xuất khẩu gạo nhiều cơ hội bứt phá

Sửa quy định chứng nhận chủng loại gạo thơm xuất sang EU

Sửa quy định chứng nhận chủng loại gạo thơm xuất sang EU

Xuất cấp hơn 1.800 tấn gạo cho 3 tỉnh Nghệ An, Đắk Lắk, Gia Lai

Xuất cấp hơn 1.800 tấn gạo cho 3 tỉnh Nghệ An, Đắk Lắk, Gia Lai

Dòng sự kiện:
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Hà Nội cần chiến lược toàn diện cho giao thông công cộng

Hà Nội cần chiến lược toàn diện cho giao thông công cộng

08 Apr, 09:55 AM

Kinhtedothi - Hà Nội đang phải đối diện với những thách thức không nhỏ về ùn tắc giao thông (UTGT), ô nhiễm môi trường. Trong bối cảnh đó, quy hoạch và phát triển hệ thống giao thông công cộng (GTCC) hiện đại, hiệu quả, bền vững đã trở thành yêu cầu cấp bách, một trong những yếu tố then chốt để Hà Nội hướng tới tương lai phát triển bền vững.

Chỗ ở cho người thu nhập thấp

Chỗ ở cho người thu nhập thấp

08 Apr, 02:48 AM

Kinhtedothi - Đi làm và có nhà là ước muốn của bất kỳ ai. Tuy nhiên, điều mà ai cũng biết, trừ trường hợp được bố mẹ cho nhà cửa, những người đi làm rất khó khăn để có căn nhà hay căn hộ riêng của mình.

Cải tạo ngõ nhỏ được không?

Cải tạo ngõ nhỏ được không?

06 Apr, 11:35 AM

Trải qua nhiều thăng trầm, “ngõ nhỏ, phố nhỏ” như một khoảng lặng riêng của đất Hà Thành. Nơi ấy gìn giữ được nét cổ kính, níu kéo nhịp sống, đặc trưng kiến trúc, văn hóa của Thủ đô. Nhưng do quá trình đô thị hóa tự phát nhiều năm qua, ngõ Hà Nội dần tiếp biến với hình hài lối sống mới, dẫn đến nhiều thách thức cho phát triển đô thị.

Mai này “trên bến dưới thuyền”...

Mai này “trên bến dưới thuyền”...

05 Apr, 03:09 PM

Kinhtedothi - Chẳng thâm niên cùng đất Kinh kỳ như chợ Đồng Xuân, chợ Hôm, chợ Bưởi, nhưng hơn 3 thập kỷ xôn xao dưới chân cây cầu Long Biên lịch sử cũng khiến chợ Long Biên trở thành một phần không thể thiếu của đời sống Hà thành. Nơi ấy là một mảng màu đậm sắc Hà Nội với đủ những mảnh ghép đời người trong ánh đèn lung linh xuyên đêm…

Rủi ro lạm phát lớn, không thể chủ quan

Rủi ro lạm phát lớn, không thể chủ quan

04 Apr, 05:06 AM

Tốc độ tăng CPI (chỉ số giá tiêu dùng) bình quân đã được Quốc hội điều chỉnh khoảng 4,5 - 5%, cao hơn khoảng 0,5% so với chỉ tiêu đã đặt ra trong những năm gần đây. Dù vậy, từ nay tới cuối năm lạm phát vẫn là một thách thức lớn khi Việt Nam phải đối mặt với nhiều yếu tố biến động không lường trước từ cả trong và ngoài nước.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ