Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Bất an vì đồng Yên tăng

Hà Phương
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Trong phiên giao dịch ngày 6/7, đồng Bảng Anh đã xuống mức thấp kỷ lục trong vòng 31 năm trở lại đây với mức 1,2928 bảng Anh đổi 1 USD, do tác động từ việc cử tri Anh chọn rời Liên minh châu Âu (Brexit).

Lo lắng trước những biến động của thị trường tài chính thế giới do Brexit, việc nhà đầu tư có nhu cầu tìm kiếm nơi “trú ẩn an toàn” đã đưa tỷ giá đồng Yên tăng mạnh so với các đồng tiền chủ chốt...
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Tình đến 17 giờ, theo giờ địa phương, thị trường chứng khoán Nhật Bản ghi nhận giảm mạnh, chỉ số Nikkei 225 giảm 1,85%, trong khi đồng Yên giao dịch ở mức 100,52 Yên đổi 1 USD. Cuối tuần trước đồng tiền này đã tiến sát đến mốc 103 Yên/USD. Theo giới phân tích, đồng Yên đang phải chịu sức ép tăng giá từ việc Bảng Anh mất giá và bị bán tháo. Điều này đã tác động tiêu cực tới thị trường chứng khoán Nhật Bản nói riêng và châu Á nói chung trong các hoạt động kinh tế vốn hưởng lợi nếu đồng Yên suy yếu. Theo đó, trong phiên 6/7, chỉ số Kospi của thị trường Hàn Quốc giảm 1,85%, thị trường Hồng Kông giảm 1,30%...

Chỉ tính trong nửa đầu năm 2016, đồng Yên đã tăng gần 17% so với tiền đồng và gần 15% so với đồng USD. Việc đồng Yên tăng mạnh khiến nhiều DN có các khoản vay bằng đồng Yên lo lắng, đứng ngồi không yên. Riêng tại thị trường chứng khoán Việt Nam, diễn biến này sẽ tạo ra nguy cơ ăn mòn lợi nhuận và ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh cũng như khả năng chi trả các khoản nợ bằng đồng Yên của các DN Việt Nam. Dù lãi suất ODA có thấp và kỳ hạn trả nợ dài, song với số vay lớn, việc tỷ giá đồng Yên tiếp tục tăng giá cũng khiến các DN này phải hứng chịu khoản lỗ tỷ giá hàng ngàn tỷ đồng.

Phải khẳng định một điều, cho tới khi các nhà đầu tư thế giới thôi lo ngại về những rủi ro mà Brexit gây ra, để đưa đồng Yên trở về mức ổn định. Các DN nước ngoài nói chung và Việt Nam nói riêng, sẽ vẫn phải chịu ảnh hưởng lớn với mỗi biến động của tỷ giá đồng Yên, khi vay nợ chủ yếu bằng tiền tệ của Nhật.