Kinhtedothi - Văn phòng Bộ Tư pháp New Hampshire cho biết hôm thứ Năm một cố vấn chính trị của Đảng Dân chủ tại tiểu bang Louisiana đã bị truy tố về hành vi thực hiện cuộc gọi giả mạo Tổng thống Mỹ Joe Biden, nhằm ngăn cản cử tri đi bỏ phiếu.
Ông Joe Biden tại buổi họp báo ngày 23/05 tại Nhà Trắng. Ảnh: Elizabeth Frantz
Tình trạng giả mạo ông Biden bằng cuộc gọi sử dụng giọng mô phỏng bằng AI bắt đầu xuất hiện từ cuối tháng 1. Tuy nhiên, giới chức địa phương đã không xác định được danh tính người thực hiện cuộc gọi mạo danh.
Đến nay, quá trình điều tra xác nhận thủ phạm là Steven Kramer, 54 tuổi, một cố vấn chính trị tại bang Louisiana, người này sẽ phải đối mặt với 26 tội danh.
Hàng nghìn cư dân ở tiểu bang New Hampshire đã nhận được tin nhắn và cuộc gọi tự động với nội dung yêu cầu họ không bỏ phiếu cho ông Biden. Kramer bắt đầu phải hầu tòa từ ngày 14/6 tại Tòa án Merrimack.
Hiện chưa có thông tin về vị luật sư bào chữa của Kramer. Ông đã từ chối cung cấp thêm thông tin với truyền thông.
Kramer nói với CBS và NBC vào tháng 2 rằng ông đã trả 500 USD để chuyển các cuộc gọi tới cử tri. Được biết, ông đã từng làm việc cho đối thủ chính của Biden, Dân biểu Dean Phillips.
Ủy ban Truyền thông Liên bang (FFC) hôm thứ Năm đã đề xuất phạt Kramer 6 triệu USD vì các cuộc gọi tự động sử dụng bản ghi âm giả mạo giọng của ông Biden do AI tái tạo.
Chủ tịch FCC Jessica Rosenworcel cho biết: “Nếu nhận được một cuộc gọi có giọng nói của một chính trị gia hay một người nổi tiếng mà bạn hâm mộ, hãy đề cao cảnh giác vì khả năng rất cao cuộc gọi ấy đã được can thiệp bằng công nghệ giả lập bắt chước”.
FCC cũng đề xuất phạt nhà cung cấp dịch vụ viễn thông Lingo Telecom 2 triệu USD với cáo buộc truyền tải nội dung các cuộc gọi trên.
Washington ngày càng lo ngại rằng nội dung do AI tạo ra có thể đánh lừa cử tri trong cuộc bầu cử tổng thống và quốc hội vào tháng 11. Một số thượng nghị sĩ muốn thông qua luật trước tháng 11 nhằm giải quyết các mối đe dọa của AI đối với tính minh bạch của cuộc bầu cử.
Kinhtedothi - Tháng trước, ông chủ Tesla cảnh báo rằng nguy cơ xảy ra vụ tấn công khủng bố tương tự quy mô ngày 11/9/2001 “chỉ là vấn đề thời gian”, nếu xét đến số lượng người nhập cư trái phép vào Mỹ.
Kinhtedothi – Phiên đối thoại giữa các nhà lãnh đạo và doanh nghiệp trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh P4G Việt Nam 2025, diễn ra trưa 17/4, khẳng định vai trò trung tâm của cộng đồng doanh nghiệp trong hành trình chuyển đổi xanh toàn cầu. Tại đây, đổi mới sáng tạo không chỉ là từ khóa của phát triển hiện đại, mà đang trở thành cấu phần cốt lõi trong các mô hình hợp tác công – tư hướng đến phát triển bền vững.
Kinhtedothi – Tại phiên đối thoại giữa các nhà lãnh đạo với doanh nghiệp, diễn ra trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh P4G Việt Nam 2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định hợp tác công – tư (PPP) là nền tảng then chốt để hiện thực hóa các mục tiêu tăng trưởng xanh, phát triển bền vững và phục hồi toàn diện sau khủng hoảng.
Kinhtedothi - Chính quyền Tổng thống Donald Trump cảnh báo Đại học Harvard có thể bị tước quyền tuyển sinh sinh viên quốc tế nếu không đáp ứng các yêu cầu của chính phủ, đồng thời tiếp tục đưa ra các biện pháp gây sức ép sau khi trường công khai phản đối loạt chỉ thị từ nhà cầm quyền.
Kinhtedothi - Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vừa điều chỉnh dự báo năm 2025, theo đó khối lượng thương mại hàng hóa toàn cầu dự kiến sẽ giảm 0,2%, thay vì tăng trưởng như dự báo trước đó.