Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Bền bỉ mục tiêu hạn chế xe cá nhân

Kinhtedothi - 2017 là một năm nhiều dấu ấn của Hà Nội cả trên phương diện phát triển kết cấu hạ tầng lẫn quản lý giao thông. Trò chuyện với phóng viên báo Kinh tế & Đô thị trước thềm Xuân mới Mậu Tuất về những giải pháp phát triển giao thông Thủ đô thời gian tới, Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Vũ Văn Viện bày tỏ quyết tâm thực hiện mục tiêu hạn chế xe cá nhân.
 Ảnh minh họa
Giao thông Hà Nội năm 2017 được nhận định là có chuyển biến tích cực rõ rệt. Ông có thể “điểm danh” một số điểm nổi bật trong đó?
- Trong năm qua, Hà Nội đã giảm được 17 điểm đen ùn tắc giao thông (UTGT), tai nạn giao thông giảm cả 3 tiêu chí số vụ, số người chết và bị thương. UTGT được kiềm chế hiệu quả. Bên cạnh đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giao thông với những hạng mục như iParking, phần mềm tìm kiếm xe buýt… cũng góp phần thay đổi cơ bản cách vận hành hệ thống giao thông Thủ đô. Lĩnh vực vận tải cũng có những thành công đáng khích lệ với việc hoàn tất điều chuyển luồng tuyến xe khách liên tỉnh và xóa vùng trắng xe buýt ngoại thành… Đặc biệt, Thành ủy, HĐND, UBND TP Hà Nội đã thông qua một số quyết sách quan trọng có vai trò định hướng lâu dài đối với giao thông Thủ đô, như: Đề án quản lý phương tiện cá nhân; Đề án tăng giá, phí đối với trông giữ xe trên vỉa hè, lòng đường… Đó là tiền đề cho việc hạn chế phương tiện giao thông nhằm giảm UTGT và ô nhiễm môi trường cho Hà Nội.

Theo ông, những khó khăn, thách thức mà giao thông Hà Nội vẫn đang phải đối diện là gì?

- Trước hết là khó khăn về vốn đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng; mở rộng, nâng cấp mạng lưới vận tải công cộng; xây dựng nền tảng hệ thống giao thông thông minh. Đặc biệt là hoàn thành và đưa vào khai thác sử dụng các tuyến đường sắt đô thị số 2A, 3… Tiếp đó là bài toán hạn chế xe cá nhân, một trong những giải pháp vô cùng quan trọng, nhưng sẽ gặp nhiều trở ngại, đòi hỏi sự đồng lòng của cả hệ thống chính trị và người dân mới giải quyết được.
  Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Vũ Văn Viện. Ảnh: Ngọc Hải.

Vậy giải pháp nào để vượt qua những khó khăn đó, thưa ông?

- Hà Nội cần kiên trì bám sát nội dung Nghị quyết 06 về chương trình mục tiêu giảm UTGT mà Thành ủy, HĐND, UBND TP đã thông qua với 6 nhóm giải pháp chính. Đó là tích cực tuyên truyền, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật giao thông của người dân; đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, mở rộng, nâng cao năng lực mạng lưới vận tải hành khách công cộng; hạn chế phương tiện cá nhân; tìm kiếm giải pháp tổ chức giao thông hợp lý, khoa học, áp dụng công nghệ thông minh vào điều hành, quản lý giao thông; tăng cường kiểm tra, siết chặt hoạt động kinh doanh vận tải; xử lý nghiêm vi phạm giao thông trên mọi lĩnh vực. Trong đó, chú trọng 3 mục tiêu chính: Phát triển không gian ngầm dành cho giao thông; áp dụng hệ thống giao thông thông minh (ITS) vào điều hành giao thông và hạn chế phương tiện cá nhân.

Hà Nội đã có đủ chế tài cho lộ trình hạn chế xe cá nhân với Nghị quyết 04 được HĐND TP thông qua. Việc phải làm trước mắt là quyết liệt đưa Đề án “Tăng cường quản lý phương tiện giao thông cá nhân nhằm giảm UTGT và ô nhiễm môi trường trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2017 - 2020, tầm nhìn đến 2030” vào cuộc sống.

Muốn hạn chế được xe cá nhân, cần phải có những điều kiện gì, thưa ông?

- Như tôi đã nói, hạn chế xe cá nhân là một bài toán khó. Đa số người dân vẫn giữ thói quen dùng xe cá nhân. Mặt khác, không ít người đang hoài nghi về năng lực của mạng lưới vận tải công cộng. Do vậy, muốn hạn chế xe cá nhân cần giải quyết tốt 2 vấn đề: Thay đổi nhận thức của người dân và nâng cao năng lực vận tải công cộng.

Trước hết ta cần có một chương trình tuyên truyền, vận động sâu rộng, đa dạng và kiên trì để người dân hiểu hạn chế xe cá nhân là vì chính mình và gia đình. Sử dụng phương tiện vận tải công cộng để đi lại sẽ giảm lượng xe lưu thông trên đường, giúp hạn chế ùn tắc, tai nạn giao thông, bảo vệ môi trường sống khỏi lượng khói bụi do xe cộ thải ra.
Ngoài ra, TP đã có những chỉ đạo quyết liệt, tập trung mọi nguồn lực để phát triển vận tải công cộng, nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân. Song song tiến hành 2 nhóm biện pháp đó, cùng với những chế tài kinh tế như tăng giá trông giữ xe, tôi tin Hà Nội sẽ dần hạn chế được xe cá nhân.

Xin cảm ơn ông!
Để có tiền đề cho việc hạn chế xe cá nhân, Hà Nội sẽ tập trung ưu tiên phát triển đồng bộ hệ thống vận tải hành khách công cộng, đảm bảo thị phần khu vực đô thị trung tâm đến năm 2020 đạt từ 30 - 35% tổng nhu cầu đi lại; năm 2030 từ 50 - 55%; các đô thị vệ tinh đến năm 2020 đạt 15%, năm 2030 khoảng 40%.

Dòng sự kiện:
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Xe giường nằm bốc cháy dữ dội khi đang chạy trên cao tốc 

Xe giường nằm bốc cháy dữ dội khi đang chạy trên cao tốc 

10 May, 02:48 PM

Kinhtedothi - Chi cục Quản lý đường bộ IV cho biết, rạng sáng ngày 10/5/2025, xe khách BKS 35B - 010.21 khi đang lưu thông trên cao tốc hướng Phan Thiết - Vĩnh Hảo thì bất ngờ bốc cháy. Tài xế kịp thời tấp xe vào lề đường cho hành khách bung cửa bỏ chạy trước khi ngọn lửa bao trùm thân xe.

Đề nghị xử lý dứt điểm hiện tượng rò rỉ nước mưa tại Nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất

Đề nghị xử lý dứt điểm hiện tượng rò rỉ nước mưa tại Nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất

09 May, 05:48 PM

Kinhtedothi - Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất có giá trị đầu tư 11.000 tỷ đồng, là một trong những công trình trọng điểm vừa được khánh thành và đi vào hoạt động từ ngày 19/4 nhưng đã bị rò rỉ nước mưa. Vì vậy, Bộ Xây dựng yêu cầu Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP (ACV) xử lý dứt điểm tình trạng này. 

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ