Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Bệnh viện Bạch Mai cảnh báo nhiều bệnh nhân bị ong đốt nguy kịch

Ở Việt Nam, đặc biệt ở phía Bắc, số lượng bệnh nhân bị ong đốt phải nhập viện tăng mạnh vào mùa thu với nhiều loại ong có chứa độc tố như ong vò vẽ, ong khoái, ong bắp cày…

Ở Việt Nam, đặc biệt ở phía Bắc, số lượng bệnh nhân bị ong đốt phải nhập viện tăng mạnh vào mùa thu với nhiều loại ong có chứa độc tố như ong vò vẽ, ong khoái, ong bắp cày…

Số lượng bệnh nhân bị ong đốt phải nhập viện tăng mạnh vào mùa thu. Ảnh: BVCC

Sáng 8/9, Bệnh viện Bạch Mai cung cấp thông tin cảnh báo về các trường hợp bị ong đốt, phải vào bệnh viện cấp cứu trong tình trạng nguy kịch.

Theo thông tin từ Bệnh viện Bạch Mai, thời gian gần đây, Trung tâm Chống độc của bệnh viện liên tục tiếp nhận các bệnh nhân bị ong đốt, tình trạng khá nặng nề.

TS.BS Nguyễn Trung Nguyên - Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cảnh báo: Nọc độc của ong gây hại đến tất cả các cơ quan trong cơ thể, cần điều trị sớm, tích cực ngay tại y tế cơ sở. Các trường hợp diễn biến nặng cần được chuyển lên tuyến trên để can thiệp kịp thời.

Bác sĩ Nguyên khuyến cáo, sau khi bị ong đốt thì người dân nên uống đủ nước, đặc biệt là các loại nước có chất khoáng, chất muối, nước canh, oresol và khẩn trương đưa tới y tế cơ sở.

Biện pháp điều trị quan trọng tại cơ sở là cần nhanh chóng bù đủ dịch, đủ nước cho bệnh nhân. Những trường hợp nặng hơn cần đánh giá, kiểm tra, theo dõi kỹ, lọc máu, thay huyết tương sớm nếu cần.

“Việc bù muối, bù nước cho nạn nhân ngay sau khi bị ong đốt rất quan trọng. Điều trị tích cực ngay tại tuyến trước bằng cách truyền đủ dịch và cho bài niệu tích cực là yếu tố sống còn để cứu sống bệnh nhân, hạn chế khỏi các tổn thương nguy hiểm đến tính mạng”- BS Nguyên nhấn mạnh.

Ong vò vẽ là loài ong chứa nhiều chất độc. Ảnh: Bệnh viện Bạch Mai

Trước đó, có nhiều bệnh nhân bị ong đốt liên tục phải nhập viện cấp cứu vì rơi vào tình trạng nguy hiểm, thậm chí có bệnh nhân rất cao tuổi.

Đơn cử, bệnh nhân nữ L.T.H (90 tuổi, ở Ý Yên, Nam Định) được đưa vào điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai vào đêm 2.9 trong tình trạng nguy kịch: Tổn thương cơ vân, tổn thương gan, rối loạn đông máu, giảm tiểu cầu, suy thận, suy tim.

Bệnh nhân được điều trị tích cực bao gồm các biện pháp hồi sức, lọc máu và giải độc. Qua 3 ngày điều trị hồi sức tích cực và chăm sóc đặc biệt, bệnh nhân đang dần hồi phục và tiến triển tốt.

Bị ong đốt nên sơ cứu thế nào?

Bị ong đốt nên sơ cứu thế nào?

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm tại bếp ăn, căng tin trong trường học

Tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm tại bếp ăn, căng tin trong trường học

22 Apr, 10:12 PM

Kinhtedothi – Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Thu Hà đã ký ban hành Kế hoạch số 112/KH-UBND ngày 22/4/2025 chuyên đề “Tăng cường cường kiểm soát an toàn thực phẩm tại bếp ăn tập thể, căng tin trong các trường đại học, học viện, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp” trên địa bàn TP Hà Nội năm 2025.

Khẩn trương thực hiện chiến dịch tiêm vaccine sởi đợt 3

Khẩn trương thực hiện chiến dịch tiêm vaccine sởi đợt 3

22 Apr, 11:49 AM

Kinhtedothi - Thông tin từ Bộ Y tế cho biết, trước cảnh báo nguy cơ bùng phát dịch sởi tại Việt Nam của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và thực tế diễn biến tình hình dịch bệnh tại các địa phương, Bộ Y tế đã tổ chức hai đợt chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng, chống dịch sởi.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ