Biến vật liệu tái chế thành “tài nguyên” trong thiết kế sản phẩm
Số liệu đưa ra tại workshop cho thấy, ngành may mặc thế giới phát thải khoảng 40 triệu tấn chất thải dệt may mỗi năm, nhưng mới chỉ 1% trong số đó được đưa vào tái chế, tái sử dụng.
Nhà thiết kế Tim van der Loo, một trong những người tiên phong biến rác thải từ tiêu dùng thành các mẫu thiết kế mới, đã nêu ra chu trình tái chế và tái sử dụng vải bò thừa trong quá trình sản xuất công.

Nhà thiết kế này cũng khẳng định chu trình của mình mang đến giải pháp phát triển bền vững mới, tận dụng tối đa nguyên vật liệu thừa; đồng thời trong quá trình tái chế cam kết không sử dụng hóa chất, phụ gia may mặc, góp phần hạn chế tác hại mà các chất hóa học có thể gây ra đối với môi trường.
Cũng trong buổi workshop, đại diện Dự án Fruitleather Rotterdam đã trình bày phương pháp tận dụng trái cây phế phẩm làm nguyên liệu thay thế da động vật.
Quá trình xuất nhập khẩu trái cây diễn ra liên tục và hàng hóa phải trải qua nhiều khâu kiểm duyệt gắt gao. Những sản phẩm lỗi sẽ không được đưa vào thị trường và buộc thải bỏ.
Fruitleather Rotterdam đã tận dụng nguồn trái cây phế phẩm đó để biến chúng thành những sản phẩm giả da, thay thế cho vật liệu da truyền thống.
Việt Nam là quốc gia xuất khẩu trái cây lớn trên thế giới, lại có ưu thế là quốc gia có cơ sở hạ tầng sản xuất da. Fruitleather Rotterdam mong muốn Việt Nam có những chính sách mới để phát triển nguồn nguyên liệu trái cây phế phẩm trong sản xuất các mặt hàng thời trang, tiêu dùng, tạo cơ sở để phát triển kinh tế bền vững.

Nhà thiết kế Vũ Thảo, người sáng lập thương hiệu thời trang Kilomet109 cho biết, phát triển bền vững không thể tách khỏi giá trị truyền thống và Kilomet109 mang trong mình sứ mệnh ấy.
Kilomet109 lấy cảm hứng từ văn hóa chế tác phong phú của người Việt, sử dụng những nguyên liệu hoàn toàn Việt Nam như tre, nứa, chuối... Áp dụng hoàn toàn bằng sức người trong khâu sản xuất mà không hề có máy móc công nghiệp can thiệp.
Quy trình cho ra đời những sản phẩm may mặc, thủ công tinh xảo, đẹp mắt, giúp những người thợ thủ công có thêm thu nhập và góp phần bảo tồn các nghề chế tác truyền thống đang có nguy cơ mai một theo thời gian.
Phát biểu tại buổi workshop, đại diện Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam nêu rõ phương hướng và mục tiêu của EVSDA - Giải thưởng thiết kế bền vững EU - Việt Nam.
Liên minh châu Âu mong muốn tìm kiếm và tiếp tục giới thiệu những ý tưởng, sản phẩm, công trình có tinh thần hướng tới phát triển bền vững, ứng dụng trong thiết kế; đồng thời truyền bá thông tin, kết nối cộng đồng, đưa ra những hình dung mới về vật liệu cho thiết kế.

Ứng dụng hiệu quả giáo dục STEM từ vật liệu tái chế, bảo vệ môi trường
Kinhtedothi - Hiện nay, giáo dục STEM sử dụng vật liệu tái chế được nhiều trường học trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm và Hà Nội áp dụng.

Thị trường vật liệu ốp lát 2025: cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp Việt?
Kinhtedothi - Thị trường vật liệu lát sàn, ốp tường 2025 không ngừng phát triển dựa trên nhu cầu của người dùng. Đây là cơ hội và cũng là thách thức không nhỏ đối với các doanh nghiệp phân phối vật liệu trang trí, phải không ngừng cải tiến để chạy theo xu hướng thị trường.

Quyết liệt cung ứng vật liệu san lấp cho dự án giao thông trọng điểm
Kinhtedothi - Văn phòng Chính phủ đã có văn bản số 1491/VPCP-CN ngày 24/02/2025 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về việc quyết liệt chỉ đạo cung ứng vật liệu san lấp cho các dự án giao thông trọng điểm.