80 năm cách mạng tháng 8 và Quốc Khánh
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Biệt thự Hà Nội sẽ được số hóa hồ sơ quản lý

Kinhtedothi - Báo cáo giải trình trước HĐND TP Hà Nội, Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thế Hùng cho biết, TP sẽ rà soát, đánh giá cập nhật đầy đủ hồ sơ cho từng loại biệt thự, trong đó có mã số và số hóa toàn bộ hồ sơ, để khi bấm vào mã số biết biệt thự đó như thế nào...
Ngày 4/7, HĐND TP Hà Nội thông qua Nghị quyết về việc điều chỉnh danh mục biệt thự được ban hành kèm theo Nghị quyết số 18/2008/NQ-HĐND ngày 10/12/2008 và Nghị quyết số 24/2013/NQ-HĐND ngày 4/12/2013 của HĐND TP với 100% đại biểu có mặt tán thành.
Trước đó, tờ trình của UBND TP trình HĐND điều chỉnh danh mục 970 biệt thự trong Nghị quyết số 18/2008/NQ-HĐND ngày 10/12/2008 của HĐND TP; Điều chỉnh danh mục 225 biệt thự theo khoản 4 điều 1 Nghị quyết số 24/2013/NQ-HĐND ngày 4/12/2013 của HĐND TP.
Báo cáo thẩm tra của HĐND TP cho thấy, Ban Pháp chế và Ban Đô thị của HĐND đồng tình điều chỉnh danh mục 970 biệt thự ban hành kèm theo Nghị quyết số 18/2008/NQ-HĐND ngày 10/12/2008 của HĐND Thành phố, cụ thể: Đưa 20 biệt thự ra khỏi danh mục, đồng thời xác định là công trình kiến trúc xây dựng trước năm 1954; Đưa 2 biệt thự ra khỏi danh mục, đồng thời xác định là nhà phố; Đưa 3 biệt thự ra khỏi danh mục do thống kê trùng 2 lần; Điều chỉnh giảm, đưa ra khỏi danh mục 5 biệt thự; điều chỉnh tăng đưa vào danh mục để quản lý 12 biệt thự, do thống kê sai; Điều chỉnh lại địa chỉ đối với 51 biệt thự.
 Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Hùng phát biểu tại kỳ họp. Ảnh: Phạm Hùng
Đối với 123 biệt thự đã phá dỡ, trong đó một số đã xây dựng mới, một số hiện trạng đang là ô đất trống (đã được UBND Thành phố báo cáo trong Tờ trình, hai Ban thống nhất cho rằng 123 biệt thự đã phá dỡ trên, không còn là biệt thự để quản lý theo Đề án quản lý biệt thự của Nghị quyết. Do vậy, đề nghị UBND Thành phố xem xét theo hướng quản lý theo quy hoạch đối với các biệt thự không có giấy phép xây dựng và các ô đất trống sau khi biệt thự bị phá.

Ban Pháp chế và Ban Đô thị đồng tình với đề xuất của UBND Thành phố về điều chỉnh danh mục 225 biệt thự cũ ban hành kèm theo Nghị quyết số 24/2013/NQ-HĐND ngày 04/12/2013 của HĐND Thành phố, cụ thể: Đưa 3 biệt thự ra khỏi danh mục và xác định là công trình kiến trúc khác xây dựng trước năm 1954; Điều chỉnh giảm 4 biệt thự khỏi danh mục (do xác định nhầm từ 1 biệt thự mang hai biển số nhà thống kê thành 2 biệt thự); Điều chỉnh lại địa chi đối với 11 biệt thự.

Như vậy, sau điều chỉnh, danh mục biệt thự kèm theo Nghị quyết số 24/2013/NQ-HĐND ngày 04/12/2013 của HĐND Thành phố là 218 biệt thự.

Thảo luận về vấn đề này trước khi nghị quyết thông qua, Đại biểu Nguyễn Hoài Nam (Trưởng Ban pháp chế HĐND TP Hà Nội) cho rằng, cần phải rút kinh nghiệm trong việc quản lý biệt thự trước đây. Ngoài ra, ngay trong năm nay phải thành lập được Hội đồng thẩm định để đánh giá, phân loại biệt thự để quản lý theo quy chế.

Đại biểu Nguyễn Minh Đức (Quận Thanh Xuân) cho rằng, qua khảo sát cho thấy nhiều biệt thự có giá trị về mặt kiến trúc nhưng cho đến nay, nhiều biệt thự không còn giữ được giá trị. Đại biểu kiến nghị, ngoài việc thông qua danh mục biệt thự, cần có đề án về cơ chế chính sách, kiến trúc, tài chính... khuyến khích bảo tồn, phát huy giá trị của biệt thự.
 Giám đốc Sở Xây dựng Nguyễn Văn Dục phát biểu tại kỳ họp
Giải trình thêm về ý kiến các đại biểu băn khoăn, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Hùng cho rằng, di sản biệt thự rất có ý nghĩa đối với Hà Nội nghìn năm văn hiến. Sau 1954, tất cả biệt thự được đưa vào quản lý sử dụng, với nhiều chức năng, không đúng công năng biệt thự. Trong đó, biệt thự bố trí cả cơ quan làm việc, cơ quan ngoại giao thậm chí do khó khăn chỗ ở nên chia cho các cán bộ lúc bấy giờ...

Năm 2008, UBND TP xây dựng Nghị quyết 18 giao cho Sở TNMT căn cứ vào hồ sơ, xây dựng nên danh mục 970 biệt thự này. Trong đó, có bất cập nhiều về vấn đề nhận diện và đánh giá. Đến 2013, tiếp tục có sai sót như vậy trong vấn đề xây dựng danh mục.

Do chính sách quản lý chưa rõ ràng nên có những việc cấp thẩm quyền cho phép, có việc Quận cho phép... sau năm 2013 mới xác định rõ cấp độ.

Tất cả những sai sót vậy, TP giao cho Thanh tra TP thanh tra toàn diện những nội dung mà HĐND bàn, kiến nghị của HĐND... Thanh tra TP có kết luận, Sở Nội vụ xem xét trách nhiệm tổ chức, cá nhân để sai sót trong quá trình lập danh mục, tổ chức cấp phép.

TP xác định trách nhiệm của UBND TP thực hiện nhiệm vụ và thẩm quyền giao, với việc điều chỉnh Nghị quyết 18, UBND TP tiếp tục quản lý tốt danh mục sau điều chỉnh và thực hiện đầu tư, cải tạo theo đúng quy chế.

Phó Chủ tịch nêu những việc TP triển khai như: UBND TP làm rõ để quản lý theo quy hoạch đối với 35 biệt thự, trong đó xác định rõ nếu có sai pháp thì phải xử lý.

Rà soát, đánh giá cập nhật đầy đủ hồ sơ cho từng loại biệt thự, trong đó có mã số và số hóa toàn bộ hồ sơ, để khi bấm vào mã số biết biệt thự đó như thế nào...

Rà soát danh mục biệt thự trên địa bàn TP để điều chỉnh quyết định 7177 ban hành ngày 28/1 /2013 và xem xét bổ sung quy chế cho phù hợp tình hình hiện nay.

Dòng sự kiện:
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Chính phủ ban hành Nghị quyết gỡ vướng quy hoạch phân khu sau sắp xếp đơn vị hành chính

Chính phủ ban hành Nghị quyết gỡ vướng quy hoạch phân khu sau sắp xếp đơn vị hành chính

18 Jul, 08:55 PM

Kinhtedothi - Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 66.1/2025/NQ-CP ngày 18/7/2025 quy định xử lý khó khăn, vướng mắc về việc lập mới, điều chỉnh và phê duyệt quy hoạch phân khu đối với khu vực hình thành đô thị khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp.

Làng nghề vật liệu truyền thống giữa “bão” công nghệ xanh

Làng nghề vật liệu truyền thống giữa “bão” công nghệ xanh

18 Jul, 05:02 AM

Kinhtedothi - Là một phần không thể thiếu trong dòng chảy phát triển đô thị, các làng nghề vật liệu xây dựng (VLXD) truyền thống ở Hà Nội từng đóng vai trò quan trọng trong cung ứng gạch ngói, vôi vữa và các sản phẩm thủ công phục vụ xây dựng. Tuy nhiên, trước làn sóng công nghệ xanh và yêu cầu ngày càng cao về bảo vệ môi trường, các làng nghề này đang phải đứng trước lựa chọn đổi mới hoặc bị đào thải.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ