Kinhtedothi - Vào Chủ Nhật (1/9), các cuộc biểu tình quy mô lớn đã diễn ra khắp Israel sau khi sáu con tin bị sát hại ở Gaza, nhiều người dân bày tỏ thất vọng trước việc lãnh đạo đất nước không thể đạt được thỏa thuận ngừng bắn để giải cứu các con tin.
Biểu tình quy mô lớn diễn ra tại Israel. Ảnh: Florion Goga
Truyền thông Israel ước tính có khoảng 500.000 người tham gia biểu tình tại Jerusalem, Tel Aviv và các thành phố khác. Họ yêu cầu Thủ tướng Benjamin Netanyahu cần nỗ lực nhiều hơn để giải cứu an toàn 101 con tin còn lại. Theo ước tính của các quan chức Israel, có khoảng một phần ba số con tin đã bị giết hại.
Tại Jerusalem, người biểu tình chặn nhiều tuyến phố và tổ chức biểu tình bên ngoài Dinh thự Thủ tướng. Cảnh quay từ trên không cho thấy đường cao tốc chính ở Tel Aviv đang ngập tràn người biểu tình cầm cờ với hình ảnh của các con tin bị giết.
Hình ảnh trên truyền hình Israel cho thấy cảnh sát sử dụng vòi rồng để giải tán những người biểu tình chặn đường. Truyền thông địa phương cho biết có 29 người bị bắt giữ vì quá khích.
Các nhà lãnh đạo công đoàn đã kêu gọi một cuộc tổng đình công trong ngày thứ Hai (2/9).
Quân đội Israel thông báo đã thu hồi được thi thể của sáu con tin từ một đường hầm ở thành phố Rafah, phía Nam Gaza, bao gồm Carmel Gat, Hersh Goldberg-Polin, Eden Yerushalmi, Alexander Lobanov, Almog Sarusi và Ori Danino, phát ngôn viên quân đội, Chuẩn Đô đốc Daniel Hagari cho biết.
Một cuộc giám định pháp y xác định họ đã "bị các tay súng Hamas sát hại bằng những phát súng từ cự ly gần" trong khoảng 48-72 giờ trước đó, một phát ngôn viên của Bộ Y tế Israel cho biết.
Thủ tướng Netanyahu đang phải đối mặt với sức ép lớn từ những lời kêu gọi yêu cầu chấm dứt cuộc chiến đã kéo dài gần 11 tháng bằng một thỏa thuận ngừng bắn và giải cứu các con tin còn lại. Ông cho biết Israel sẽ không dừng lại cho đến khi bắt được những kẻ chịu trách nhiệm. "Những kẻ giết hại con tin không muốn thương lượng", ông nói.
Kinhtedothi - Trong ngày 25/8, máy bay chiến đấu của Israel đã tấn công các mục tiêu của Hezbollah ở Lebanon để ngăn chặn một cuộc tấn công tên lửa tiềm tàng của lực lượng này nhằm vào lãnh thổ Israel.
Kinhtedothi – Hơn 40 hãng sản xuất kem lớn tại Mỹ vừa tuyên bố sẽ loại bỏ hoàn toàn phẩm màu nhân tạo khỏi sản phẩm trước năm 2028, đánh dấu bước đi mới trong xu hướng thực phẩm “sạch màu” đang trở nên phổ biến tại nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Kinhtedothi - Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius thông báo Berlin sẽ không chuyển giao tên lửa hành trình cho Taurus cũng như cung cấp thêm hệ thống phòng không Patriot cho Ukraine.
Kinhtedothi - Tổng thống Trump cho biết quyết định này được đưa ra khi các cuộc đối thoại hòa bình với Nga chưa có tiến triển, đồng thời khẳng định Mỹ sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine cùng các nước đồng minh.
Kinhtedothi – Chính phủ Mỹ vừa thiết lập mức giá sàn cho hai nguyên tố đất hiếm quan trọng, nhằm thúc đẩy sản xuất trong nước và giảm phụ thuộc vào nguồn cung từ Trung Quốc, quốc gia đang kiểm soát tới 90% thị trường toàn cầu.