"Bình dân học vụ số": nơi công nghệ không còn xa lạ với người dân Thủ đô
Kinhtedothi - Năm 2025, Hà Nội đang chứng kiến một làn sóng "học để số hóa" lan tỏa tới khắp các địa phương trên địa bàn Thủ đô… Từ đó, tạo nên cuộc vận động toàn dân thi đua học tập để "Bình dân học vụ số" trở thành nơi mà công nghệ không còn xa lạ.

Lớp học "Bình dân học vụ số" dành cho người cao tuổi thu hút đông đảo học viên.
Lan tỏa phong trào "Bình dân học vụ số"
Chuyển đổi số là câu chuyện của các bộ, ngành, tập đoàn lớn hay "ông lớn công nghệ". Nhưng thực tế, quá trình này sẽ thất bại nếu không lan tỏa đến từng phường xã, từng hộ gia đình, từng người dân.
Tại quận Đống Đa, Phó Chủ tịch UBND quận Đống Đa Nguyễn Thanh Tùng cho biết, chuyển đổi số chính là chìa khóa để mở ra cánh cửa tương lai. Để "Bình dân học vụ số" trở thành phong trào toàn dân, toàn diện, đồng bộ, rộng khắp và đạt được mục tiêu đặt ra, các cấp ủy, chính quyền từ quận tới cơ sở đặc biệt là thế hệ trẻ cần nhất quán quan điểm coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, đột phá trong giai đoạn hiện nay và thời gian tới.
Với quyết tâm lớn, quận Đống Đa đặt mục tiêu tháo gỡ điểm nghẽn, rào cản về thể chế, "không để ai bị bỏ lại phía sau" và "người dân, doanh nghiệp là trung tâm, mục tiêu, động lực của chuyển đổi số". Phấn đấu 80% cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong khu vực công có hiểu biết về chuyển đổi số, kiến thức và kỹ băng số, sử dụng được các nền tảng, dịch vụ số phục vụ công việc (chỉ tiêu năm 2026 đạt 100%); 100% học sinh, sinh viên được trang bị kiến thức, kỹ năng số; 80% người dân trong độ tuổi trưởng thành có tri thức cơ bản về chuyển đổi số, có kỹ năng số…
Nhằm phát huy tinh thần xung kích, Đoàn Thanh niên quận Tây Hồ cũng đã triển khai đội hình "Bình dân học vụ số" với 22 đoàn viên, hội viên có kiến thức vững về công nghệ số, thường trực tại Trung tâm Phục vụ hành chính công, Chi nhánh số 1 TP Hà Nội để hỗ trợ người dân thực hiện thủ tục hành chính trực tuyến tất cả các ngày trong tuần. Không chỉ góp phần nâng cao hiệu quả chuyển đổi số trong phục vụ nhân dân, mô hình còn thể hiện vai trò tiên phong của thanh niên Thủ đô trong việc lan tỏa tri thức số, thúc đẩy người dân trở thành công dân số một cách thiết thực và gần gũi.
Còn tại khu dân cư số 9, phường Dịch Vọng (quận Cầu Giấy), lớp học "Bình dân học vụ số" dành cho người cao tuổi do ông Đinh Ngọc Sơn, Bí thư Chi bộ, nguyên Phó Trưởng khoa Phát thanh - Truyền hình (Học viện Báo chí và Tuyên truyền) đã mang đến một cách tiếp cận công nghệ gần gũi, thiết thực và đầy cảm hứng. Không chỉ là một mô hình nhỏ lẻ, lớp học của ông Đinh Ngọc Sơn là minh chứng sinh động cho sự lan tỏa của phong trào "Bình dân học vụ số" - nơi công nghệ không còn xa lạ với người cao tuổi, và chuyển đổi số thực sự đi vào từng khu phố, từng mái nhà của Thủ đô…
Gõ cửa từng khu dân cư, tổ dân phố
Mới đây, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong đã ký ban hành Kế hoạch số 05-KH/BCĐ57 của Ban Chỉ đạo Thành ủy về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số về triển khai phong trào "Bình dân học vụ số" trên địa bàn TP Hà Nội.
Kế hoạch đề ra mục đích nhằm nâng cao nhận thức và thống nhất hành động của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể các cấp, tầng lớp nhân dân về vai trò, ý nghĩa của chuyển đổi số, đồng thời, phổ cập kỹ năng số, khơi dậy động lực tự thân của mỗi người trong học tập, rèn luyện kỹ năng số và tham gia đầy đủ vào tiến trình chuyển đổi số của Thủ đô… Triển khai sâu rộng phong trào "Bình dân học vụ số" trên toàn địa bàn TP Hà Nội để góp phần thực hiện thành công Nghị quyết số 57-NQ/TƯ.
Thông qua đó, nhằm phổ cập tri thức cơ bản về chuyển đổi số, kỹ năng số cho người dân với tinh thần cách mạng, toàn dân, toàn diện, "không ai bị bỏ lại phía sau" trong tiến trình chuyển đổi số; mọi người dân đều được trang bị kiến thức, kỹ năng số cần thiết để áp dụng trong cuộc sống hằng ngày để nắm bắt, tận dụng, khai thác, thụ hưởng những thành quả của khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Triển khai toàn diện, sâu rộng phong trào "Bình dân học vụ số" đến tận thôn, tổ dân phố, khu dân cư, tạo nên cuộc vận động toàn dân thi đua học tập, rèn luyện kỹ năng số, tích cực tham gia vào tiến trình chuyển đổi số…
Hà Nội đang khởi động hành trình "Bình dân học vụ số" từ những điểm chạm nhỏ bé nhưng bền bỉ. Từ đó, mở đường cho một xã hội nơi mà mọi người dân, dù ở đâu, làm gì, bao nhiêu tuổi đều có thể làm chủ cuộc sống trong thế giới số.

Phong trào "Bình dân học vụ số": kiến tạo tương lai số cho người Việt
Kinhtedothi - Chuyển đổi số đang trở thành xu thế tất yếu, việc trang bị kiến thức số là rất quan trọng. Bởi vậy, phong trào "Bình dân học vụ số" được phát động nhằm kế thừa tinh thần phong trào "Bình dân học vụ" năm xưa và mục tiêu "không ai bị bỏ lại phía sau" trong kỷ nguyên số.

Lan tỏa Phong trào “Bình dân học vụ số” tại quận Đống Đa
Kinhtedothi - “Phong trào “Bình dân học vụ số” là một phần trong chiến lược phát triển toàn diện của quốc gia thu hẹp khoảng cách số; nâng cao khả năng ứng dụng công nghệ tiên tiến; thúc đẩy văn hóa học tập suốt đời”.