Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Phong trào "Bình dân học vụ số": kiến tạo tương lai số cho người Việt

Kinhtedothi - Chuyển đổi số đang trở thành xu thế tất yếu, việc trang bị kiến thức số là rất quan trọng. Bởi vậy, phong trào "Bình dân học vụ số" được phát động nhằm kế thừa tinh thần phong trào "Bình dân học vụ" năm xưa và mục tiêu "không ai bị bỏ lại phía sau" trong kỷ nguyên số.

Từ "Bình dân học vụ" đến "Bình dân học vụ số"

Nền tảng "Bình dân học vụ số" tại địa chỉ https://binhdanhocvuso.gov.vn.

Phong trào "Bình dân học vụ" do Chủ tịch Hồ Chí Minh khởi xướng năm 1945 đã đi vào lịch sử như một biểu tượng của tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường và khát vọng vươn lên của dân tộc Việt Nam. Phong trào đã góp phần xóa nạn mù chữ, nâng cao dân trí, tạo nền tảng vững chắc cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Ngày nay, trong bối cảnh chuyển đổi số đang trở thành xu thế tất yếu, phong trào "Bình dân học vụ số" ra đời nhằm thực hiện mục tiêu "không ai bị bỏ lại phía sau" trong kỷ nguyên số. Và một sứ mệnh lịch sử được kỳ vọng ở phong trào này là phổ cập kiến thức và kỹ năng số cơ bản cho mọi người dân, đặc biệt là người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, người yếu thế trong xã hội; xây dựng môi trường học tập số mở, linh hoạt, phù hợp với mọi đối tượng, mọi trình độ; thúc đẩy ứng dụng công nghệ số trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội; nâng cao nhận thức về vai trò, ý nghĩa, và tầm quan trọng của chuyển đổi số đối với sự phát triển của đất nước.

Thông qua phong trào "Bình dân học vụ số" sẽ giúp mọi người tiếp cận, sử dụng, làm chủ công nghệ, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống, tăng cường năng lực cạnh tranh và đóng góp vào sự phát triển của đất nước.

Là người phát động phong trào "Bình dân học vụ số", Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số nhấn mạnh: "Chúng ta không chỉ kế thừa di sản quý báu của lịch sử, mà còn phải biết ứng dụng nó vào thực tiễn hiện nay. Việc trang bị tri thức số sẽ giúp người dân tự tin hơn trong môi trường số, chủ động nắm bắt cơ hội và thích nghi với sự phát triển của công nghệ".

Với phương châm "Kiến thức là nền tảng, công nghệ là công cụ để tiến xa", phong trào này không chỉ dựa vào chính sách hỗ trợ từ Chính phủ, mà còn chú trọng nâng cao nhận thức, khuyến khích từng cá nhân tự học, chủ động tham gia vào không gian số.

Phong trào "Bình dân học vụ số" phải là một nhiệm vụ chính trị quan trọng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước phát động phong trào “Bình dân học vụ số” và công bố nền tảng “Bình dân học vụ số”.

Phát biểu tại Lễ phát động phong trào và ra mắt nền tảng "Bình dân học vụ số" vào cuối tháng 3 vừa qua, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh: Phong trào "Bình dân học vụ số" phải trở thành một phong trào cách mạng, toàn dân, toàn diện, sâu rộng, "không ai bị bỏ lại phía sau". Phong trào phải là một nhiệm vụ chính trị quan trọng, mệnh lệnh từ trái tim, tư duy thông minh của khối óc và hành động quyết liệt từ mỗi người dân.

Mỗi đảng viên, cán bộ, công chức phải tiên phong, gương mẫu trong thực hiện phong trào với tinh thần là "đi từng ngõ, đến từng nhà, hướng dẫn từng người" và phương châm "triển khai nhanh chóng - kết nối rộng khắp - ứng dụng thông minh".

Với vai trò là cơ quan thường trực của Đề án 06, Bộ Công an đã chủ trì, phối hợp chặt chẽ với Đại học Bách khoa Hà Nội cùng các bộ, ngành, địa phương tổ chức xây dựng, hoàn thiện và đưa vào vận hành nền tảng "Bình dân học vụ số". Nền tảng này có địa chỉ https://binhdanhocvuso.gov.vn do Bộ Công an và Đại học Bách khoa triển khai quản lý và vận hành theo hướng ứng dụng các chuẩn công nghệ tiên tiến hàng đầu hiện nay trong lĩnh vực đào tạo trực tuyến, bảo đảm khả năng mở rộng linh hoạt và đáp ứng quy mô lớn phục vụ người học.

Trích dẫn
Trích dẫn 1

Chương trình bước đầu đã ghi nhận những kết quả quan trọng cho việc phổ cập tri thức số, hỗ trợ học viên học online trên nền tảng Internet. Nền tảng đã đào tạo hơn 200 nghìn học viên (công chức, viên chức, người lao động, lực lượng vũ trang… ) tại 50 địa phương với 2 chuyên đề: chuyển đổi số và an toàn không gian số.

Theo Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an, người học có thể truy nhập nhanh, dễ dàng từ bất cứ địa điểm nào có kết nối Internet, trên các thiết bị thông dụng, cung cấp khả năng tương tác giữa người dạy và người học theo nhiều hình thức, tự học theo bài giảng video, slide hoặc học có giám sát cả trực tiếp bởi con người hoặc qua công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI).

Hệ thống có thể định danh người học thông qua tài khoản VNeID, qua đó theo dõi chi tiết quá trình học của từng học viên, đánh giá, giám sát và báo cáo tiến độ học tập của học viên bằng công nghệ AI nhận dạng khuôn mặt, đảm bảo tính nghiêm túc trong học tập và thi cử.

Đại học Bách khoa Hà Nội - một trong những đơn vị tiên phong hưởng ứng phong trào "Bình dân học vụ số" cam kết huy động mọi nguồn lực để triển khai hiệu quả phong trào này. PGS.TS. Huỳnh Quyết Thắng, Giám đốc Đại học Bách khoa Hà Nội khẳng định nhà trường nhận thức rất rõ tính cách mạng, ý nghĩa và tầm quan trọng của phong trào, với phương châm "toàn dân, toàn diện, không ai bị bỏ lại phía sau"…

Phong trào "Bình dân học vụ số" không chỉ mang ý nghĩa giáo dục mà còn đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Khi mỗi người dân làm chủ công nghệ, xã hội sẽ tiến nhanh hơn trên con đường hiện đại hóa. Với sự tham gia tích cực của các đơn vị, tổ chức, DN và người dân, phong trào này hứa hẹn sẽ góp phần đưa Việt Nam trở thành một quốc gia số tiên tiến, vững bước trong kỷ nguyên số hóa.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bổ sung 500 MHz băng tần 6 GHz cho thiết bị Wi-Fi

Bổ sung 500 MHz băng tần 6 GHz cho thiết bị Wi-Fi

03 Apr, 10:25 PM

Kinhtedothi - Bộ KH&CN mới phê duyệt bổ sung 500 MHz phổ tần trong băng tần 6 GHz cho các thiết bị mạng nội bộ không dây (Wi-Fi) hoạt động theo hình thức miễn cấp phép. Đây là Thông tư đầu tiên được Bộ KH&CN mới ban hành, sau khi hợp nhất Bộ KH&CN với Bộ TT&TT.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ