Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Bình Thuận: Phương án lựa chọn xây dựng hồ chứa nước Ka Pét là tốt nhất

Kinhtedothi - Chiều ngày 7/9/2023, UBND tỉnh Bình Thuận tổ chức họp báo thông tin về chủ trương đầu tư dự án Hồ chứa nước Ka Pét (thuộc huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận). Đây là dự án đang được dư luận đặc biệt quan tâm trong những ngày qua.

Từ nỗi khổ thiếu nước mùa khô hạn…

Buổi họp báo có sự hiện diện của ông Dương Văn An - Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận, cùng các lãnh đạo các sở, ngành trong tỉnh Bình Thuận; Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình NN&PTNT tỉnh Bình Thuận; lãnh đạo Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Móng - Ka Pét và Khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông; đại diện đơn vị tư vấn lập dự án đầu tư và đơn vị tư vấn điều tra đánh giá hiện trạng rừng.

Đoàn khảo sát thực hiện kiểm tra khu vực rừng thuộc dự án Hồ chứa nước Ka Pét.

Mở đầu buổi họp báo, ông Dương Văn An - Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận cho biết, rất mong cuộc họp báo này diễn ra trên tinh thần thẳng thắn, nói rõ, không né tránh. Cái gì báo chí quan tâm thì các cơ quan chức năng tỉnh sẽ trả lời hết. Mong nhà báo nói rõ sự thật cả mặt tốt và những cái chưa tốt.

“Nếu chúng ta đi vào mùa khô ở các vùng miền Trung, các vùng Ninh Thuận, Bình Thuận… thì mới hiểu được nỗi khổ của người dân trong việc thiếu nguồn nước sử dụng. Dự án này là để giữ nước, cung cấp nước cho dân, điều tiết nước giữa mùa mưa và mùa khô”, ông Dương Văn An chia sẻ.

Cũng theo ông Dương Văn An, cái gì đúng và vì dân thì mình phải làm. Làm ở đây không phải bất chấp, thiếu khoa học, mà chúng tôi sẵn sàng tiếp thu ý kiến của các nhà khoa học. Nếu có sự phá hoại thì phải tiếp thu, sai phải sửa, chứ không che giấu.

Tiếp theo, đại diện Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình NN&PTNT tỉnh Bình Thuận báo cáo tóm tắt về quá trình nghiên cứu, chuẩn bị, lập trình phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Hồ chứa nước Ka Pét, huyện Hàm Thuận Nam (tỉnh Bình Thuận).

Theo đó, chủ trương đầu tư dự án hồ chứa nước Ka Pét huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận đã được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV (tháng 5/2019).

Dự án gồm ba hạng mục hồ chứa với dung tích 51 triệu m3, công trình đầu mối và hệ thống kênh dẫn nước. Tổng mức đầu tư dự án là hơn 874 tỉ đồng, tăng gần 290 tỉ đồng so với phê duyệt ban đầu.

Đề nghị sớm có nước phục vụ sản xuất

Mục tiêu đầu tư của dự án hồ chứa nước Ka Pét là cung cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp; cấp nước thô cho khu công nghiệp và sinh hoạt của người dân; phòng, chống lũ và cải tạo môi trường, điều tiết nước cho vùng hạ du khu vực Hàm Thuận Nam và tỉnh Bình Thuận.

Một số cây rừng thuộc khu vực rừng xây dựng dự án hồ chứa nước Ka Pét.

Theo báo cáo kiểm kê hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp thuộc dự án hồ chứa nước Ka Pét thì tổng diện tích đất làm dự án là 697 ha. Trong đó, diện tích sử dụng đất rừng là 619 ha (rừng đặc dụng là 137 ha, rừng phòng hộ là 0,51 ha, rừng sản xuất là 440 ha, đất nằm ngoài quy hoạch ba loại rừng là 40 ha và đất không có rừng 60 ha). Còn lại hơn 18 ha là đất sản xuất nông nghiệp.

Về công tác lập báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án, lãnh đạo Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình NN&PTNT cho biết đã hoàn thành vào tháng 9/2020. Do dự án phải trình điều chỉnh chủ trương đầu tư nên chưa đủ cơ sở trình Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) thẩm định, phê duyệt.

Hiện nay, Quốc hội khóa XV kỳ họp thứ 5 đã thông qua điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án tại Nghị Quyết số 101/2023/QH15 ngày 24/6/2023. Ngày 04/7/2023, UBND tỉnh Bình Thuận chấp thuận cho gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng đến ngày 30/10/2023 tại Công văn số 2412/UBND-ĐTQH.

Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình NN&PTNT tỉnh Bình Thuận đang phối hợp với đơn vị tư vấn để tổ chức lập lại hồ sơ theo quy định tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, cụ thể như: Hoàn chỉnh nội dung đánh giá báo cáo tác động môi trường theo biểu mẫu mới; lập mô hình đa dạng sinh học, mô hình thủy lực và lấy ý kiến của tổ chức chuyên môn về tác động của việc thực hiện dự án tới đa dạng sinh học... Hiện đơn vị tư vấn đang hoàn chỉnh các nội dung trong hồ sơ theo Nghị định mới để trình Bộ TN&MT thẩm định.

Đại diện đơn vị tư vấn đầu tư xây dựng dự án hồ chứa nước Ka Pét trả lời những câu hỏi báo chí đặt ra tại buổi họp báo chiều ngày 7/9/2023.

Đại diện đơn vị tư vấn đầu tư xây dựng dự án hồ chứa nước Ka Pét cho biết tình trạng hạn hán của huyện Hàm Thuận Nam là yếu tố mang tính sống còn của cuộc sống người dân nơi đây. Việc lựa chọn phương án xây dựng hồ chứa nước Ka Pét là phù hợp với thực tế đã được nghiên cứu xem xét và chuẩn bị từ nhiều năm qua.

Đại diện UBND xã Mỹ Thạnh và xã Hàm Cần (huyện Hàm Thuận Nam) nêu những khó khăn của đời sống bà con nhân dân địa phương, trong đó vấn đề phát triển kinh tế xã hội còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn nước sinh hoạt, tưới tiêu. Lãnh đạo hai xã đề nghị sớm có dự án hồ chứa nước Ka Pét để phục vụ phát triển kinh tế xã hội địa phương.

Sẽ thực hiện tốt việc trồng rừng thay thế

Tại cuộc họp báo, đại diện báo chí đặt vấn đề lãnh đạo Bình Thuận cho biết phương án nào khả thi thực hiện dự án hồ chứa nước Ka Pét? Hai đơn vị tư vấn đầu tư dự án năng lực như thế nào? Vùng đất xã Mỹ Thạnh khô hạn, lượng mưa hàng năm như thế nào, mức độ khô hạn ra sao… để thực hiện dự án cho phù hợp?

Hiện địa phương chưa hoàn thành việc đánh giá tác động mội trường, việc này có ảnh hưởng gì đến tiến độ dự án như Quốc hội đã đề ra cho dự án này? Khi xây dựng các công trình, khai thác hệ thống lâm sản thì có tác động đến giao thông các dự án bên ngoài khu dự án không?

Nhiều câu hỏi cũng đặt ra vấn đề liên quan đến dự án hồ chứa nước Ka Pét, như tại sao không nâng cấp những hồ chứa nước hiện có để thay thế cho hồ nước Ka Pét? Khi đánh giá tác động môi trường của dự án thì có đánh giá tác động của hệ thực vật, động vật ở khu vực này như thế nào?

Trả lời các vấn đề báo chí nêu, đại diện đơn vị tư vấn xây dựng dự án cho biết, việc cải tạo hồ nước thì liên quan đến an toàn hồ chứa, nâng cấp trạm xả lũ… liên quan đến công trình. Muốn kết nối các hồ nước thì liên quan đến vị trí địa hình, thì ở đây hồ nước Ka Pét nằm vị trí cao, kết nối cho các công trình nước phía dưới để phát huy hiệu quả công trình dự án.

“Chúng ta đã nghiên cứu rất kỹ vị trí xây dựng hồ chứa nước Ka Pét. Qua so sánh giữa các phương án, chi phí đầu tư xây dựng, dung tích hồ nước… thì phương án chúng ta đang lựa chọn xây dựng hồ Ka Pét là tốt nhất, phù hợp với sinh thủy của hồ”, đại diện đơn vị tư vấn đầu tư dự án cho biết.

Ông Lê Thanh Sơn - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Bình Thuận cho biết, việc khai thác rừng và giao thông chắc chắn sẽ hư hại đến con đường độc đạo vào khu vực thực hiện dự án. Trong thời gian tới Sở này sẽ báo cáo UBND tỉnh, nếu hư hại đường chúng ta sẽ trích kinh phí bán đấu giá rừng để thực hiện.

Việc trồng rừng thay thế, theo ông Lê Thanh Sơn, năm 2021 đã có một đoàn giám sát của HĐND tỉnh giám sát kết quả việc trồng rừng thay thế trong rừng dự án. Việc này chắc chắn sẽ thực hiện tốt. Trong khi đó, phía đại diện Ban quản lý dự án thì cho biết dự án đang thực hiện các quy trình và sẽ quyết tâm đảm bảo đúng tiến độ và năm 2025 hoàn thành dự án.

Về vấn đề báo chí đặt ra “có nên hy sinh hơn 600 ha rừng để xây dựng hồ chứa nước phục vụ cho 120.000 dân?”, ông Nguyễn Hồng Hải - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận nói: “Việc chúng ta làm hồ là giải quyết việc lũ lụt và hạn hán, tạo cảnh quan, tạo môi trường xung quanh vùng đất Hàm Thuận Nam, các hệ sinh thái sẽ phát triển theo hướng có lợi. Đồng thời chúng ta không để cho người dân khốn đốn vì thiếu nước!”.

Hạ tầng sắp hoàn thiện, BĐS Bình Thuận bật tăng sức nóng

Hạ tầng sắp hoàn thiện, BĐS Bình Thuận bật tăng sức nóng

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Ninh Thuận tìm chủ đầu tư cho dự án Nhà máy Nhiệt điện LNG Cà Ná 

Ninh Thuận tìm chủ đầu tư cho dự án Nhà máy Nhiệt điện LNG Cà Ná 

07 May, 01:33 PM

Kinhtedothi - Dự án Nhà máy Nhiệt điện LNG Cà Ná sẽ đầu tư 1 nhà máy nhiệt điện tuabin khí chu trình hỗn hợp sử dụng khí LNG, công suất 1500 MW; đầu tư hệ thống kho cảng LNG và tái hóa khí; xây dựng 1 bến cảng nhập khí LNG và các công trình hạ tầng phụ trợ phục vụ cảng nhập LNG.

Bình Định đấu giá 2 khu đất làm chung cư hỗn hợp và khách sạn 5 sao

Bình Định đấu giá 2 khu đất làm chung cư hỗn hợp và khách sạn 5 sao

06 May, 10:20 AM

Kinhtedothi - Khu đất số 72B đường Tây Sơn 7.094 m2 và khu đất K200 đường An Dương Vương 10.775,6 m2 (TP Quy Nhơn) sẽ được đấu giá để thực hiện dự án xây dựng nhà ở chung cư hỗn hợp và dự án xây dựng khu khách sạn tiêu chuẩn 5 sao, văn phòng cho thuê và trung tâm thương mại - dịch vụ.

Hải Phòng: khởi động Dự án Tổ hợp giáo dục Tiền Phong

Hải Phòng: khởi động Dự án Tổ hợp giáo dục Tiền Phong

21 Apr, 11:59 AM

Kinhtedothi - Sáng 21/4/2025, Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong đã tổ chức Lễ động thổ Dự án Tổ hợp giáo dục Tiền Phong tại số 2 An Đà, quận Ngô Quyền, Hải Phòng – địa điểm gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp. Đây không chỉ là dấu mốc chiến lược trong hành trình phát triển của Nhựa Tiền Phong, mà còn thể hiện cam kết đồng hành cùng sự nghiệp giáo dục và sự phát triển bền vững của thành phố.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ