Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Bộ GD&ĐT: Chứng chỉ ngoại ngữ bảo đảm chất lượng tiếp tục được sử dụng

Kinhtedothi – Chiều 9/5, Bộ GD&ĐT chính thức thông tin về việc liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài tại Việt Nam; trong đó khẳng định: chứng chỉ ngoại ngữ nước ngoài đáp ứng các điều kiện bảo đảm chất lượng tiếp tục được sử dụng bình thường theo quy định.
Chứng chỉ ngoại ngữ nước ngoài đáp ứng các điều kiện bảo đảm chất lượng tiếp tục được sử dụng bình thường theo quy định (Ảnh TL)

Thông báo của Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT) nêu rõ: Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về GD&ĐT, Bộ GD&ĐT đã và đang tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với việc liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài nhằm bảo đảm việc tuân thủ quy định của pháp luật, bảo đảm chất lượng các kỳ thi và quyền lợi của người dự thi.

Thanh tra Bộ GD&ĐT đã có kết luận thanh tra đối với một số đơn vị liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài tại Việt Nam.

Theo kết quả thanh tra, trước thời điểm được Bộ GD&ĐT tạo cấp phép liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam, các đơn vị này đã có hành vi liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài khi chưa được phép, vi phạm quy định tại Nghị định số 86/2018/NĐ-CP của Chính phủ, Thông tư số 11/2022/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.

Trong khi đó, năm 2023, Cục Quản lý chất lượng đã ban hành Công văn số 889/QLCL-QLVBCC ngày 9/6/2023 về việc hướng dẫn xác minh chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài và Công văn số 999/QLCL-QLVBCC ngày 15/6/2023 về việc sử dụng chứng chỉ để miễn bài thi ngoại ngữ trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023.

Như vậy, các chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài do các đơn vị liên kết tổ chức thi cấp, khi đáp ứng các điều kiện bảo đảm chất lượng sẽ tiếp tục được sử dụng bình thường theo quy định của Bộ GD&ĐT về thi, tuyển sinh và đào tạo; không ảnh hưởng tới quyền lợi của người được cấp chứng chỉ.

Cục Quản lý chất lượng khẳng định, thời gian tới sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của các đơn vị, tổ chức thực hiện đào tạo, liên kết đào tạo, tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ; kịp thời phát hiện, xử lý hoặc kiến nghị xử lý đối với sai phạm (nếu có), bảo đảm quyền lợi chính đáng của người học và người dự thi, đúng quy định của pháp luật.

Trước đó, Thanh tra Bộ GD&ĐT công bố kết luận thanh tra việc liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài với Công ty TNHH Giáo dục IDP Việt Nam (IDP), địa chỉ tại quận 3, TP Hồ Chí Minh và xác định: từ ngày 1/1/2022 đến ngày 16/12/2022, có hơn 56.200 chứng chỉ IELTS được IDP cấp cho người có nhu cầu khi chưa được phép của Bộ GD&ĐT.

Thông tin trên khiến dư luận, phụ huynh, sinh viên lo lắng vì không biết số phận chứng chỉ IELTS được IDP cấp trong giai đoạn nêu trên có giá trị và được công nhận không.

Sáng 9/5, IDP cũng ra thông báo chính thức và khẳng định các chứng chỉ được cấp trong giai đoạn này vẫn được hơn 12.000 tổ chức trên toàn thế giới công nhận; đồng thời đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp, làm việc chặt chẽ với Bộ GD&ĐT để đảm bảo theo mọi yêu cầu của cơ quan quản lý các cấp.

Hơn 56.200 chứng chỉ IELTS bị cấp sai quy định

Hơn 56.200 chứng chỉ IELTS bị cấp sai quy định

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Gần 2.100 người tập sự đủ điều kiện tham dự Kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư đợt 1/2025

Gần 2.100 người tập sự đủ điều kiện tham dự Kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư đợt 1/2025

08 May, 03:36 PM

Kinhtedothi - Liên đoàn Luật sư Việt Nam vừa công bố danh sách người tập sự hành nghề luật sư đủ và không đủ điều kiện tham dự kỳ kiểm tra kết quả tập sự đợt 1 năm 2025. Đây là bước sàng lọc quan trọng nhằm bảo đảm chất lượng đội ngũ luật sư kế cận, đáp ứng yêu cầu đổi mới và hội nhập sâu rộng của ngành luật Việt Nam.

Hướng tới chất lượng giáo dục toàn diện

Hướng tới chất lượng giáo dục toàn diện

02 May, 05:01 AM

Kinhtedothi - Hà Nội nên xem xét, miễn phí bữa ăn trưa cho học sinh công lập để vừa phát triển thể trạng cho học sinh, vừa giảm áp lực đưa đón cho phụ huynh là gợi ý của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi tiếp xúc cử tri Hà Nội mới đây. Ý kiến này được đánh giá là chính sách hợp lòng dân và tạo được sự đồng thuận của dư luận, cử tri cả nước.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ