Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Bộ KH&CN hướng dẫn làm rõ nội hàm các khái niệm mới trong Nghị quyết 57

Kinhtedothi - Bộ KH&CN đã gửi các bộ, tỉnh tài liệu hướng dẫn làm rõ định nghĩa, nội hàm, lượng hóa các khái niệm mới trong Nghị quyết 57 ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị.

Theo đó, Bộ KH&CN hướng dẫn làm rõ định nghĩa, nội hàm và lượng hóa 6 khái niệm mới trong Nghị quyết 57, gồm có: Bản sao số của thành phố; năng lực cạnh tranh số quốc gia; kinh tế dữ liệu; học tập số; năng lực số; doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam ngang tầm doanh nghiệp công nghệ của các nước tiên tiến.

Trích dẫn
Trích dẫn 1

Việc xây dựng hướng dẫn làm rõ định nghĩa, nội hàm, lượng hóa các khái niệm mới trong Nghị quyết 57 ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia là một nhiệm vụ Chính phủ giao Bộ KH&CN với mục đích thống nhất nhận thức để tổ chức triển khai Nghị quyết quan trọng này.

Thống nhất cách hiểu về năng lực cạnh tranh số quốc gia

Trong đó, về năng lực cạnh tranh số quốc gia, tại Việt Nam hiện chưa có khái niệm này. Dựa trên báo cáo xếp hạng năng lực cạnh tranh số thế giới năm 2024 do Trung tâm Cạnh tranh thế giới thuộc Viện Phát triển quản lý quốc tế - IMD thực hiện, Bộ KH&CN đã hướng dẫn thống nhất cách hiểu về năng lực cạnh tranh số quốc gia.

Cụ thể, năng lực cạnh tranh số quốc gia được định nghĩa là khả năng của một quốc gia trong việc sử dụng và phát triển các công nghệ số để nâng cao năng lực cạnh tranh tổng thể của quốc gia đó.

Nội hàm của năng lực cạnh tranh số quốc gia là việc đánh giá, phân loại và xếp hạng các quốc gia, vùng lãnh thổ hoặc địa phương dựa trên năng lực và mức độ sẵn sàng của một nền kinh tế trong việc tiếp cận và khai thác công nghệ số - động lực then chốt cho quá trình chuyển đổi kinh tế trong doanh nghiệp, chính phủ và toàn xã hội.

Đưa ra đề xuất cách thức tổ chức việc đánh giá, thúc đẩy nâng cao năng lực cạnh tranh số quốc gia, Bộ KH&CN sẽ đóng vai trò đầu mối liên lạc, trao đổi với Viện Phát triển quản lý quốc tế - IMD và các tổ chức quốc tế khác để Việt Nam tham gia vào quá trình đánh giá của các tổ chức quốc tế và có kết quả công bố, xếp hạng về năng lực cạnh tranh số thế giới.

Khi các tổ chức quốc tế thực hiện việc đánh giá năng lực cạnh tranh số của Việt Nam và đưa ra các chỉ số, tiêu chí, cách thức đánh giá cụ thể, Bộ KH&CN sẽ cụ thể hóa, hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương và các cơ quan liên quan phối hợp, tổ chức triển khai, cung cấp số liệu để thực hiện việc đánh giá và thúc đẩy các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh số của Việt Nam.

Hiện tại, trong khi Việt Nam chưa được tham gia đánh giá chính thức, các nội dung tóm tắt về bộ chỉ số xếp hạng năng lực cạnh tranh số thế giới của Viện Phát triển quản lý quốc tế - IMD được Bộ KH&CN gửi để các bộ, ngành, địa phương tham khảo, quan tâm thúc đẩy nâng cao các chỉ số xếp hạng thành phần về năng lực cạnh tranh số theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

Học tập số: tập huấn nâng cao kỹ năng số

Đối với khái niệm "Học tập số", hướng dẫn của Bộ KH&CN nêu rõ, học tập số trong Nghị quyết 57 được hiểu là học tập kỹ năng số, là quá trình tiếp thu, phát triển và nâng cao kỹ năng, năng lực sử dụng công nghệ số một cách hiệu quả, phù hợp, an toàn và có trách nhiệm phục vụ cho mục đích cá nhân, học tập, nghề nghiệp hay tham gia xã hội trên môi trường số.

Về nội hàm, học tập kỹ năng số gồm nhiều khía cạnh, từ kiến thức lý thuyết đến kỹ năng thực hành, từ cơ bản đến nâng cao như: Kiến thức, kỹ năng công nghệ cơ bản; kiến thức, kỹ năng truy cập, tìm kiếm, khai thác thông tin, dữ liệu trên môi trường số; kiến thức, kỹ năng tương tác, giao tiếp và cộng tác trên môi trường Internet; kiến thức, kỹ năng sáng tạo nội dung số; kiến thức, kỹ năng đảm bảo an toàn trên môi trường số; kiến thức kỹ năng nhận diện và giải quyết vấn đề trên môi trường số; kỹ năng học tập liên tục và thích ứng.

Việc đo lường, lượng hóa học tập số được thực hiện qua số lượng tiếp cận các chương trình đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao kỹ năng số; tỷ lệ học viên hoàn thành khóa học; tỷ lệ người dân có kỹ năng cơ bản về CNTT và truyền thông.

Về cách thức tổ chức thực hiện công tác học tập số, Bộ KH&CN đề xuất cùng Bộ GD&ĐT và các bộ, ngành có liên quan xây dựng khung kỹ năng số, chuẩn kỹ năng số và kế hoạch triển khai các chương trình bồi dưỡng, tập huấn nâng cao kỹ năng số phục vụ từng đối tượng thuộc lĩnh vực quản lý của bộ, ngành mình.

Các địa phương sẽ xây dựng kế hoạch, triển khai các chương trình bồi dưỡng, tập huấn nâng cao kỹ năng số, phong trào "Bình dân học vụ số" phù hợp với điều kiện và tình hình thực tiễn. Khuyến khích các địa phương triển khai những mô hình, cách làm sáng tạo, đạt kết quả và hiệu quả cao.

Hà Nội: hiệu quả, lợi ích từ mô hình số hóa dữ liệu

Hà Nội: hiệu quả, lợi ích từ mô hình số hóa dữ liệu

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Camera AI - Xu thế trong thời đại số

Camera AI - Xu thế trong thời đại số

19 Apr, 02:15 PM

Kinhtedothi - Trong thời đại công nghệ số phát triển mạnh mẽ, camera AI (trí tuệ nhân tạo tích hợp trong camera) đang dần trở thành một phần không thể thiếu trong nhiều lĩnh vực của đời sống. Không chỉ đơn thuần là thiết bị ghi hình, camera AI mang lại nhiều lợi ích vượt trội, nâng cao hiệu quả giám sát, bảo vệ an ninh và tối ưu hóa hoạt động trong nhiều ngành nghề.

Công tắc cửa cuốn thông minh: Lựa chọn tiện nghi, an toàn

Công tắc cửa cuốn thông minh: Lựa chọn tiện nghi, an toàn

18 Apr, 11:59 AM

Kinhtedothi - Bên cạnh sự tiện lợi, bền bỉ, an toàn, các gia đình sử dụng cửa cuốn hiện nay cũng phải đối mặt với một số hạn chế như: luôn cần đem theo điều khiển, chỉ có thể đóng/ mở cửa khi đứng ở khoảng cách nhất định. Bởi thế, công tắc cửa cuốn thông minh trở thành lựa chọn đem đến trải nghiệm sử dụng cửa cuốn tiện nghi - an toàn trọn vẹn. Xu hướng tích hợp công tắc cửa cuốn thông minh Hiện nay, cửa cuốn đang ngày càng được sử dụng phổ biến, đặc biệt đối với những ngôi nhà mặt phố, biệt thự bởi sự tiện lợi, an toàn. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, cửa cuốn thông thường cũng tiềm ẩn một số hạn chế như: Dễ quên đóng cửa, đặc biệt khi vội vã ra khỏi nhà, hoặc khó khăn khi muốn mở cửa từ xa cho khách đến thăm. 

Đổi mới sáng tạo giáo dục với trí tuệ nhân tạo AI

Đổi mới sáng tạo giáo dục với trí tuệ nhân tạo AI

18 Apr, 10:44 AM

Kinhtedothi - Việc ứng dụng AI trong dạy và học đang mở ra nhiều cơ hội đột phá, giúp nâng cao hiệu quả giảng dạy, cá nhân hóa trải nghiệm học tập và cải thiện chất lượng giáo dục. Từ đó, hiện thực hóa mục tiêu đến năm 2035 mà Bộ GD&ĐT đặt ra: "AI sẽ trở thành công cụ phổ biến đối với mỗi người học, nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục".

Ngăn chặn website giả mạo Báo Văn hóa điện tử

Ngăn chặn website giả mạo Báo Văn hóa điện tử

17 Apr, 05:15 PM

Kinhtedothi - Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử (Bộ VHTT&DL) vừa đề nghị Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (A05, Bộ Công an) triển khai biện pháp ngăn chặn website https://vanhoadisan.com theo quy định.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ