Bộ Nội vụ đề xuất giữ nguyên biên chế cấp xã hiện hành sau sáp nhập
Kinhtedothi - Bộ Tư pháp vừa công bố hồ sơ thẩm định Dự án Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi). Dự án này do Bộ Nội vụ soạn thảo, dự kiến được trình Quốc hội khóa XV tại Kỳ họp thứ 9.
Theo tờ trình Dự án Luật, cơ quan soạn thảo cho biết, trên cơ sở kế thừa các quy định của Đảng và pháp luật hiện hành về cán bộ, công chức; tham khảo kinh nghiệm của các nước trên thế giới về quản lý cán bộ, công chức và yêu cầu thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong quá trình thực hiện cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn mới, Dự thảo Luật sửa đổi một số nội dung cơ bản.

Ảnh minh họa
Trong đó, sửa đổi các quy định liên quan đến cán bộ, công chức khi tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp (cấp tỉnh và cấp xã). Cụ thể, Dự thảo Luật sửa đổi khái niệm cán bộ, công chức, trong đó quy định cán bộ, công chức ở Trung ương, ở cấp tỉnh và cấp xã (bỏ cấp huyện). Đồng thời, bỏ Chương V về cán bộ, công chức cấp xã trong Luật Cán bộ, công chức hiện hành.
Dự thảo Luật thống nhất quản lý đội ngũ cán bộ, công chức từ Trung ương đến cấp xã, không phân biệt công chức cấp xã với công chức cấp tỉnh, bảo đảm đúng chủ trương của Đảng về liên thông trong công tác cán bộ. Đồng thời, rà soát các quy định về thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức tại Dự thảo Luật để phù hợp với mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp (bỏ quy định thẩm quyền của UBND cấp huyện, Chủ tịch UBND cấp huyện).
Cơ quan soạn thảo cũng đề xuất bổ sung quy định điều khoản chuyển tiếp để bảo đảm cán bộ, công chức cấp xã (hiện hành) được giữ nguyên số lượng biên chế cho đến khi hoàn thành việc rà soát, tinh giản, cơ cấu lại và sắp xếp theo vị trí việc làm của chính quyền địa phương.
Cán bộ, công chức cấp xã được bảo lưu mức tiền lương hiện hưởng cho đến khi bố trí việc làm mới theo quy định của Chính phủ; bảo đảm tính liên tục, không làm ảnh hưởng đến việc phục vụ hoạt động bình thường của người dân, doanh nghiệp khi thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Trong thời hạn 5 năm, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải sắp xếp, tinh giản và cơ cấu lại đội ngũ theo đề án vị trí việc làm đã được phê duyệt.
Ngoài ra, Chính phủ xây dựng lộ trình, ban hành quy định từng bước chuyển đổi quản lý theo vị trí việc làm trong thời hạn 5 năm tính từ ngày Luật này có hiệu lực. Trong thời hạn 5 năm, việc quản lý đội ngũ, các nội dung về tuyển dụng, quản lý, sử dụng công chức tiếp tục thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Dự kiến sáp nhập 50% tỉnh thành, bỏ 696 huyện, giảm 70% cấp xã
Kinhtedothi - Dự kiến sáp nhập 50% tỉnh thành, bỏ 696 huyện, giảm 70% cấp xã; Hà Nội đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện 5 khu nhà ở xã hội; 4 đội tuyển bóng đá Việt Nam cùng ra sân hôm nay; Nhà Trắng thêm nhầm nhà báo vào nhóm chat kế hoạch tấn công Houthi

Đề xuất 11 tỉnh, thành giữ nguyên không thực hiện sắp xếp sáp nhập
Kinhtedothi - Theo dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội do Bộ Nội vụ chủ trì soạn thảo, cả nước có 11 đơn vị hành chính cấp tỉnh gồm Hà Nội, Huế, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh giữ nguyên hiện trạng.

Bộ Nội vụ: Khuyến khích sử dụng tên gọi xã, phường đã có trước sáp nhập
Dự thảo Nghị quyết quy định về tiêu chí sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp xã, khuyến khích sử dụng tên gọi cũ.