Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Bộ VHTT&DL ghi danh thêm 3 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Kinhtedothi – Lễ hội truyền thống đình Nhật Tân, quận Tây Hồ, Hà Nội; Lễ hội truyền thống Chrôi Rum Chếk của người Khmer, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng; tri thức dân gian trồng và chế biến cà phê Đắk Lắk vừa được Bộ VHTT&DL đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Bộ VHTT&DL vừa có Quyết định số 546/QĐ-BVHTTDL công nhận Lễ hội truyền thống đình Nhật Tân, quận Tây Hồ, TP Hà Nội là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Bộ VHTT&DL đề nghị Chủ tịch UBND các cấp nơi có di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào danh mục, trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình, thực hiện việc quản lý Nhà nước theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.

Đánh cờ người tại Lễ hội đình làng Nhật Tân, quận Tây Hồ. Ảnh: Trung tâm VHTT&TT quận Tây Hồ

 Đình Nhật Tân thờ Đức Thánh Uy Đô Đại Vương Trần Linh Lang (Uy Linh Lang) là con bà Chính Cung Minh Đức Hoàng Hậu. Uy Linh Lang là người nổi tiếng thông minh, văn võ song toàn, xa gần đều biết tiếng. Để tưởng nhớ công lao của Uy Linh Lang, Nhân dân làng Nhật Tân làm lễ tế vào ngày 10/2 Âm lịch hàng năm. Lễ hội truyền thống đình Nhật Tân là nét đẹp văn hóa sâu đậm gắn với văn hóa dân gian của Việt Nam.

Bộ VHTT&DL cũng có Quyết định số 547/QĐ-BVHTTDL công nhận Lễ hội truyền thống Chrôi Rum Chếk (Lễ hội Phước Biển) của người Khmer, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Lễ hội Phước Biển là lễ hội dân gian của đồng bào Khmer thị xã Vĩnh Châu đã hình thành khoảng trên 300 năm, mang ý nghĩa cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, tưởng nhớ công ơn các bậc tiền hiền có công khai hoang, lập địa.

Thứ trưởng Bộ VHTT&DL Hoàng Đạo Cương trao Bằng công nhận Lễ hội đình Nhật Tân là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia cho lãnh đạo và Nhân dân phường Nhật Tân. Ảnh: Ngọc Tú

Lễ hội Phước Biển là một loại hình sinh hoạt văn hóa tinh thần lâu đời, trở thành một di sản văn hóa truyền thống quan trọng trong đời sống của cộng đồng các dân tộc trên địa bàn.

Cùng với Lễ hội truyền thống đình Nhật Tân, nhận Lễ hội truyền thống Chrôi Rum Chếk, Bộ VHTT&DL vừa có Quyết định số 548/QĐ-BVHTTDL công nhận tri thức dân gian trồng và chế biến cà phê Đắk Lắk vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. 

Tri thức trồng và chế biến cà phê được nhận diện ở hầu khắp các huyện trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, trong đó tập trung chủ yếu tại TP Buôn Ma Thuột và các huyện Cư M’gar, Krông Pắc, Ea H’leo, Cư Kuin, thị xã Buôn Hồ. Chủ thể văn hóa của tri thức trồng và chế biến cà phê là những cá nhân, gia đình nắm giữ tri thức trồng và chế biến cà phê được trao truyền qua các thế hệ, không ngừng được kế thừa, sáng tạo, phát triển theo thời gian.

Hiện toàn tỉnh Ðắk Lắk có khoảng 210.000ha diện tích trồng cà phê và sản lượng hàng năm hơn 520.000 tấn, chiếm hơn 30% sản lượng cà phê toàn quốc. Đến nay, sản phẩm cà phê của tỉnh Ðắk Lắk đã xuất khẩu đến hơn 70 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Năm 2024 là một năm nhiều dấu ấn của lĩnh vực di sản văn hóa Việt Nam. Theo đó, Việt Nam có thêm hai di sản được UNESCO ghi danh gồm: những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế được đưa vào Danh mục di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương và Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam (An Giang) được đưa vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Cùng với đó, năm 2024, Bộ VHTT&DL đã đưa 86 di sản văn hóa phi vật thể vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Qua đó nâng tổng số di sản văn hóa phi vật thể quốc gia của cả nước lên 620.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tổ chức hiệu quả các hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Tổ chức hiệu quả các hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

25 Apr, 01:19 PM

Kinhtedothi – Bộ VHTT&DL yêu cầu các đơn vị, địa phương rà soát, kiểm tra và quản lý chặt chẽ về nội dung, hình thức tuyên truyền phục vụ các hoạt động, sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch trong dịp kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).

Giữ lửa cho đấu vật cổ truyền Việt Nam

Giữ lửa cho đấu vật cổ truyền Việt Nam

25 Apr, 12:22 PM

Kinhtedothi – Đấu vật cổ truyền Việt Nam không chỉ là một môn thể thao mà còn là nét đẹp văn hóa, thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc. Tuy nhiên, việc phát triển các phong trào tập luyện và thi đấu vật ở nhiều địa phương còn gặp những khó khăn nhất định.

Bảo tồn Di tích bến Vàm Lũng - điểm cuối Đường Hồ Chí Minh trên biển

Bảo tồn Di tích bến Vàm Lũng - điểm cuối Đường Hồ Chí Minh trên biển

25 Apr, 12:02 PM

Kinhtedothi – Trong kháng chiến chống Mỹ, chỉ riêng điểm cuối Đường Hồ Chí Minh trên biển tại bến Vàm Lũng (huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau) đã đón nhận 4.400 tấn vũ khí các loại từ miền Bắc chi viện. Số vũ khí quý báu trên đã làm các lực lượng vũ trang của quân dân miền Nam ngày càng lớn mạnh, góp phần quan trọng làm nên Đại thắng mùa Xuân 1975.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ