Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Bộ Y tế thông tin chi tiết về loại muỗi Aedes đang gây dịch sốt xuất huyết

Kinhtedothi - Ngày 19/8, Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) đã đưa ra cảnh báo người dân, nhất là bệnh nhân sốt xuất huyết điều trị tại nhà cần ngủ màn để phòng bệnh cho người khác, bởi muỗi Aedes còn có thể truyền virus trực tiếp từ người này sang người khác.
Theo đó, sốt xuất huyết dengue là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus dengue gây nên, bệnh cảnh lâm sàng chủ yếu là sốt và xuất huyết, bệnh có thể tiến triển nặng gây tử vong.
Theo Cục Y tế Dự phòng, bệnh sốt xuất huyết hiện nay được ghi nhận ở cả người lớn và trẻ em, ở cả thành thị và nông thôn, lây truyền từ người này sang người khác qua trung gian truyền bệnh là muỗi Aedes và vẫn thường gọi là muỗi vằn.
Muỗi Aedes truyền bệnh sốt xuất huyết gồm có Aedes aegypti và Aedes albopictus trong đó Ae. aegypti là véctơ chủ yếu.
 
Muỗi Ae. aegypti sống trong nhà gần người, thường trú đậu nơi có ánh sáng yếu, những nơi đậu nghỉ ưa thích là mặt dưới của đồ gỗ, quần áo treo, rèm cửa trong phòng ngủ, nhà vệ sinh, phòng tắm và bếp, ít khi đậu trên tường. Muỗi Ae. aegypti trưởng thành có khả năng bay xung quanh khoảng 50 mét, nhưng cũng có thể bay xa tối đa 200 - 300 mét.
Muỗi cái Ae.aegypti trưởng thành tiến hành hút máu lần đầu vào khoảng 48 giờ sau khi nở, trong một chu kỳ sinh thực, muỗi có thể hút máu nhiều lần. Thời gian từ khi hút máu tới khi đẻ trứng thay đổi từ 2-5 ngày. Muỗi thường hoạt động hút máu vào ban ngày. Có 2 thời điểm cao nhất là sáng sớm (lúc mặt trời mọc) và chiều tối (lúc mặt trời sắp lặn).
Thời gian hoạt động mạnh nhất vào khoảng 1 giờ trước khi mặt trời lặn. Tuy nhiên chúng có thể hoạt động hút máu suốt ngày, thậm chí cả ban đêm (nhưng ở mức độ rất thấp).
Sau khi hút máu người có chứa virus dengue, thời kỳ ủ bệnh ở trong muỗi khoảng 10-12 ngày. Đây là khoảng thời gian cần thiết để virus nhân lên trong tuyến nước bọt của muỗi. Sau thời kỳ này, muỗi trưởng thành nhiễm virus và có thể truyền virus dengue cho những người khác khi muỗi đốt.
Mặt khác, muỗi Aedes còn có thể truyền virus trực tiếp từ người này sang người khác bằng sự thay đổi vật chủ khi bữa ăn máu bị gián đoạn. Chính sự hút máu nhiều lần của muỗi có thể giải thích tính bùng nổ tự nhiên của các vụ dịch với việc tìm thấy ít các số lượng muỗi cái trong ổ dịch.
Khả năng truyền virus sang người lành được thực hiện khi muỗi hút máu bệnh nhân trong thời kỳ nhiễm virus huyết. Nhiễm virus huyết có thể có 6 -18 giờ trước khi xuất hiện các triệu chứng của bệnh. Như vậy bệnh nhân là nguồn lây ngay trước thời kỳ sốt và cho đến khi hết sốt, trung bình là 6 -7 ngày.
Nguồn bệnh sốt xuất huyết là người mang virus dengue, đặc biệt là những người mắc bệnh ở thể nhẹ hoặc người nhiễm virus mà không phát bệnh đóng một vai trò quan trọng trong việc lây lan dịch bệnh, bởi vì những người này vẫn đi lại được, họ có thể di chuyển và mang virus từ vùng này sang vùng khác.
Với đặc tính hút máu và làm lan truyền virus dengue trong cộng đồng để gây bệnh cho con người của muỗi như vậy, không thể chỉ có người lành phải thực hiện các biện pháp phòng bệnh cá nhân mà người bệnh sốt xuất huyết điều trị tại nhà cũng cần ngủ màn, mặc quần áo dài tay… để tránh muỗi đốt làm lây truyền bệnh cho người khác.
Virus dengue gây bệnh sốt xuất huyết có 4 týp là DEN1, DEN2, DEN3 và DEN4. Một người có thể mắc sốt xuất huyết nhiều lần với các týp virus khác nhau, những lần mắc sau bệnh thường nặng hơn do ảnh hưởng của các phức hợp miễn dịch chéo.
Tại Việt Nam, có lưu hành của cả 4 týp virus. Khi có thay đổi sự lưu hành của týp virus dịch bệnh rất dễ bùng phát nếu cộng đồng chưa có miễn dịch với týp virus này.
Dòng sự kiện:
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Gần 100 trẻ em Làng SOS Hà Nội được khám, chăm sóc sức khỏe răng miệng miễn phí

Gần 100 trẻ em Làng SOS Hà Nội được khám, chăm sóc sức khỏe răng miệng miễn phí

15 May, 02:31 PM

Kinhtedothi - Ngày 15/5, nhân Tháng hành động vì trẻ em và chào mừng Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba phối hợp cùng Tổ chức Operation Smile Việt Nam khám, tư vấn, chăm sóc sức khỏe tai mũi họng, răng miệng miễn phí cho gần 100 trẻ em đang sinh sống tại Làng trẻ em SOS Hà Nội.

Khuyến cáo các biện pháp phòng dịch Covid-19

Khuyến cáo các biện pháp phòng dịch Covid-19

15 May, 02:28 PM

Kinhtedothi - Trước tình hình bệnh Covid-19 trong nước có sự gia tăng nhẹ trong 3 tuần gần đây, Bộ Y tế đã tăng cường triển khai các biện pháp phòng, chống dịch tại các cơ sở y tế và cộng đồng.

Kiểm tra ATTP phụ gia, thực phẩm nhập khẩu

Kiểm tra ATTP phụ gia, thực phẩm nhập khẩu

15 May, 01:12 PM

Kinhtedothi - Cục An toàn thực phẩm (ATTP), Bộ Y tế đã có Công văn số 1012/ATTP-SP gửi tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm, phụ gia thực phẩm về việc kiểm tra Nhà nước đối với thực phẩm nhập khẩu.

Các hoạt động hưởng ứng Ngày ASEAN phòng, chống sốt xuất huyết 2025

Các hoạt động hưởng ứng Ngày ASEAN phòng, chống sốt xuất huyết 2025

15 May, 11:44 AM

Kinhtedothi - Tại kế hoạch số 132/KH-UBND của UBND TP Hà Nội về hưởng ứng Ngày ASEAN phòng, chống sốt xuất huyết lần thứ 15 (15/6/2025), Sở Y tế Hà Nội có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn chuyên môn các địa phương triển khai các hoạt động chủ động phòng, chống sốt xuất huyết, điều tra, xử lý dịch.

Chuyển đổi số bảo hiểm y tế: quyền lợi người dân là trung tâm

Chuyển đổi số bảo hiểm y tế: quyền lợi người dân là trung tâm

15 May, 10:23 AM

Kinhtedothi - Từ ngày 1/6/2025, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam sẽ ngừng cấp mới thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) bản giấy. Thay vào đó, người tham gia sẽ sử dụng thẻ BHYT điện tử thông qua ứng dụng VssID, VNeID hoặc bằng căn cước công dân (CCCD) gắn chip khi đi khám, chữa bệnh. Đây là bước đi cụ thể trong quá trình chuyển đổi số toàn diện của ngành BHXH, nhằm hiện đại hóa hệ thống an sinh, cắt giảm thủ tục hành chính và phục vụ người dân ngày một tốt hơn.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ