Lực lượng quân đội khử khuẩn toàn TP Hồ Chí Minh với quy mô lớn nhất từ trước đến nay |
Theo PGS.TS Nguyễn Huy Nga - nguyên Cục trưởng Cục Quản lý môi trường (Bộ Y tế) thì virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19 tồn tại chủ yếu trong đường hô hấp của người bệnh. Virus được thoát ra khi ho, khạc, nói chuyện, hắt hơi chứ không tồn tại trong không khí ngoài đường phố. Việc phun hóa chất trên diện rộng không có tác dụng phòng Covid-19, mà ngược lại hủy hoại môi trường sống. "Hóa chất diệt khuẩn chỉ dùng để sát trùng bề mặt trong một diện hẹp như: Sàn bệnh viện, phòng bệnh nhân, bàn phẫu thuật, vô trùng dụng cụ y khoa... chứ không nên phun khắp nơi trên diện rộng như cách làm của nhiều địa phương trong suốt thời gian qua. Loại hóa chất độc hại này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, đặc biệt là trẻ em, người già, người bị dị ứng. Bên cạnh đó, hóa chất làm ô nhiễm môi trường sống, ô nhiễm không khí và nó tồn tại lâu dài trong môi trường” – PGS.TS Nguyễn Huy Nga nhấn mạnh.
Đề cập đến vấn đề này, trước đó, trả lời báo chí, PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương - Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế (Bộ Y tế) khẳng định: “Bộ Y tế không hướng dẫn phun khử khuẩn ngoài đường phố để phòng chống dịch Covid-19!”.Cụ thể, tại công văn số 1560/BYT-MT hướng dẫn tạm thời khử trùng và xử lý môi trường thì chỉ yêu cầu khử khuẩn khu vực có bệnh nhân Covid-19 tại cộng đồng như sau:- Trong nhà/phòng ở/căn hộ của bệnh nhân Covid-19;- Khu vực liền kề xung quanh nhà/phòng ở/căn hộ của bệnh nhân, gồm:+ Tường bên ngoài của nhà/phòng ở/căn hộ của bệnh nhân và các căn hộ/phòng liền kề;+ Hàng lang, lối đi chung, cầu thang, thang máy, sảnh chờ... đối với nhà chung cư, tập thể, kí túc xá, khách sạn, nhà trọ, nhà nghỉ, cơ sở cách ly tập trung.+ Tường, sân vườn, vỉa hè, đường đi, lối đi chung… đối với nhà riêng liền kề xung quanh.