BTV Quang Minh, MC Vân Hugo vi phạm quảng cáo bị phạt hơn 100 triệu đồng: Cục ATTP lên tiếng
Kinhtedothi - Ngày 6/5, Cục An toàn thực phẩm (ATTP), Bộ Y tế cho biết, đơn vị đã phối hợp với Cục phát thanh truyền hình và thông tin điện tử (Bộ VHTT&DL) xử phạt vi phạm hành chính về quảng cáo đối với người nổi tiếng, người có tầm ảnh hưởng trong cộng đồng.
Thời gian qua, tình trạng người nổi tiếng, người có ảnh hưởng trên mạng xã hội tham gia quảng cáo thực phẩm chức năng, sản phẩm bảo vệ sức khỏe không đúng quy định ngày càng gia tăng, gây ảnh hưởng đến nhận thức và hành vi tiêu dùng của cộng đồng.
Trước thực trạng này, Cục ATTP đã chủ động phối hợp chặt chẽ với Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử nhằm xác định, thu thập chứng cứ và làm rõ các hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động quảng cáo sản phẩm thực phẩm trên các nền tảng mạng xã hội.
Qua quá trình kiểm tra, xác minh, các cơ quan chức năng đã làm việc trực tiếp với nhiều cá nhân là người nổi tiếng, người có tầm ảnh hưởng trên mạng xã hội đã tham gia quảng cáo thực phẩm sai sự thật, gây hiểu nhầm về công dụng sản phẩm.

Hàng nghìn hộp sữa bột giả bị cơ quan Công an thu giữ.
Trên cơ sở kết quả làm việc và căn cứ vào Nghị định số 38/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo, các cơ quan chức năng đã ban hành quyết định xử phạt hành chính đối với một số cá nhân vi phạm.
Trước đó, ngày 28/4, Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử đã ban hành Quyết định số 148/QĐ-XPVPHC và 149/QĐ-XPVPHC xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo đối với ông Trần Quang Minh và bà Nguyễn Thanh Vân.
Đối với ông Trần Quang Minh đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính quảng cáo sản phẩm dinh dưỡng Hiup 27 không phù hợp với một trong các tài liệu theo quy định tại Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm số 477/2022/ĐKSP ngày 19/8/2022 của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Sở Y tế Vĩnh Phúc. Quy định tại: Điểm a Khoản 2 Điều 52 Nghị định số 38/2021/NĐ-CP ngày 29/3/2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo.
Hoạt động quảng cáo sản phẩm dinh dưỡng Hiup 27 sử dụng tên của bác sĩ. Quy định tại: Điểm a Khoản 4 Điều 52 Nghị định số 38/2021/NĐ-CP ngày 29/3/2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo.
Biện pháp khắc phục hậu quả là buộc cải chính thông tin đối với hành vi vi phạm tại điểm a khoản 2 Điều 1 của Quyết định này; buộc xóa quảng cáo đối với hành vi vi phạm tại điểm a khoản 2 Điều 1 của Quyết định này; buộc cải chính thông tin đối với hành vi vi phạm tại điểm b khoản 2 Điều 1 của Quyết định này; buộc xóa quảng cáo đối với hành vi vi phạm tại điểm b khoản 2 Điều 1 của Quyết định này.
Mọi chi phí tổ chức thi hành biện pháp khắc phục hậu quả do cá nhân vi phạm có tên tại Điều này chi trả. Tổng số tiền bị xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Trần Quang Minh là 37,5 triệu đồng.
Đối với bà Nguyễn Thanh Vân đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính quảng cáo sản phẩm dinh dưỡng Hiup 27 gây nhầm lẫn về công dụng của sản phẩm đã công bố. Quy định tại khoản 5 Điều 34 Nghị định số 38/2021/NĐ-CP ngày 29/3/2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo.
Biện pháp khắc phục hậu quả là buộc xóa quảng cáo đối với hành vi vi phạm tại khoản 2 Điều 1 của Quyết định này; buộc cải chính thông tin đối với hành vi vi phạm tại khoản 2 Điều 1 của Quyết định này.
Mọi chi phí tổ chức thi hành biện pháp khắc phục hậu quả do cá nhân vi phạm có tên tại Điều này chi trả. Tổng số tiền bị xử phạt vi phạm hành chính với bà Nguyễn Thanh Vân là 70 triệu đồng.
Cục ATTP khuyến cáo các cá nhân, tổ chức, đặc biệt là người nổi tiếng, người có tầm ảnh hưởng trên mạng xã hội cần nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong hoạt động quảng cáo, tuân thủ các quy định nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Việc xử lý nghiêm minh các vi phạm cũng là bước đi quan trọng nhằm lành mạnh hóa thị trường quảng cáo thực phẩm, đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng và nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực này.

Vụ sản xuất, buôn bán sữa giả: bắt tạm giam 4 đối tượng liên quan
Kinhtedothi - Ngày 28/4, thông tin từ Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an, đơn vị đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét chỗ ở đối với 4 bị can liên quan đến vụ sản xuất và buôn bán sữa bột giả.

Người quảng cáo sữa giả có phải chịu trách nhiệm pháp lý?
Gần 600 loại sữa giả được tung ra thị trường vài năm qua khiến dư luận phẫn nộ, bởi nhiều sản phẩm được quảng cáo là dành cho trẻ em, người già, người có bệnh nặng.

Bộ Y tế đề nghị khẩn trương ngăn chặn thực phẩm giả
Kinhtedothi - Bộ Y tế đã ban hành công văn số 2657/BYT-ATTP gửi Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Môi trường, Bộ VHTT&DL, UBND các tỉnh/TP về việc tăng cường quản lý an toàn thực phẩm (ATTP), ngăn ngừa thực phẩm giả.