Nhưng trước sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, việc chỉnh đốn Đảng ngày càng được nhắc đến như một yêu cầu cấp bách, một nhiệm vụ căn cốt song hành cùng xây dựng Đảng, giúp củng cố thêm niềm tin của dân với Đảng.89 mùa Xuân vẻ vang89 năm qua, thực tiễn cách mạng Việt Nam chính là minh chứng hùng hồn nhất cho sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng, là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng nước ta. Đồng thời chính trong quá trình lãnh đạo, Đảng ta được tôi luyện, thử thách và không ngừng trưởng thành, dày dạn kinh nghiệm để ngày càng xứng đáng với vai trò và sứ mệnh lãnh đạo cách mạng, xứng đáng với niềm tin và sự kỳ vọng của Nhân dân.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng với các đại biểu tại buổi tiếp xúc cử tri quận Tây Hồ tháng 10/2018. Ảnh: TTXVN |
Chứng kiến những thay đổi của đất nước, ai cũng nhận thấy diện mạo đô thị, nông thôn đều khởi sắc. Hình ảnh Việt Nam ngày càng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn đang trở thành hiện thực. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, nhiều lĩnh vực quan trọng trong đời sống xã hội còn bộc lộ yếu kém, tồn tại ở cả tầm vĩ mô và vi mô, khiến người dân phiền lòng. Sự suy thoái về đạo đức lối sống dẫn đến tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí… trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên đang trở nên nghiêm trọng.Tại Đại hội II của Đảng (năm 1951), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: "Đảng Lao động Việt Nam phải là một Đảng to lớn, mạnh mẽ, chắc chắn, trong sạch, cách mạng triệt để". Ở mỗi giai đoạn cách mạng, T.Ư Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư cùng với cấp ủy các cấp đều có những giải pháp xây dựng và chỉnh đốn Đảng, tự đấu tranh, loại bỏ những tiêu cực, khắc phục những khuyết điểm, sai lầm nhằm không ngừng làm trong sạch đội ngũ của mình.Xử lý cán bộ, có đau cũng phải làmTrong những năm gần đây, công tác chỉnh đốn Đảng ngày càng được tăng cường. Sau Nghị quyết T.Ư 4 (Khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, từ đầu nhiệm kỳ Khóa XII đến nay, Ban Chấp hành T.Ư tiếp tục có 4 nghị quyết chuyên đề về công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị; đội ngũ cán bộ. Đặc biệt Nghị quyết T.Ư 4 (Khóa XII) đã chỉ ra một cách có hệ thống những biểu hiện của sự suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" và đề ra các biện pháp để sửa chữa. Đây được coi là một “bước tiến mới”, tạo nên những luồng sinh khí mới, được Nhân dân đánh giá cao, thể hiện được bản lĩnh, sự cầu thị, tính lành mạnh của một Đảng cách mạng chân chính.Thực hiện các nghị quyết quan trọng này, Đảng và người đứng đầu Đảng là Tổng Bí thư đã có quyết tâm cao trong việc xử lý sai phạm, không có bất cứ “vùng cấm” nào, kể cả cán bộ cấp chiến lược, người về hưu nếu có sai phạm cũng đều bị xử lý. Đây cũng là sự công bằng trong đánh giá cán bộ, giữ gìn kỷ cương của Đảng, lấy lại niềm tin của Nhân dân.Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã chỉ rõ: Từ đầu nhiệm kỳ Khóa XII đến nay, trong vòng chưa đầy 3 năm, hơn 60 cán bộ thuộc diện T.Ư quản lý đã bị thi hành kỷ luật là con số chưa từng có, trong đó có 4 Ủy viên T.Ư Đảng đương nhiệm và 3 người trong số đó đã bị đưa ra khỏi Ban Chấp hành T.Ư. Chẳng thích gì khi kỷ luật đồng chí, đồng đội của mình, thậm chí là rất day dứt, đau xót. Đau xót nhưng không thể không làm. “Vì sự tiến bộ chung, vì để mong nhiều người không mắc sai phạm, chúng ta phải kỷ luật; kỷ luật một vài người để cứu muôn người!” – Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đã nói.Nếu so sánh về số vụ việc, quy mô, cách thức xử lý, số lượng cán bộ đảng viên bị xử lý… cho thấy công tác này đã nhiều thành công đáng kể, được cán bộ, đảng viên, Nhân dân đồng tình ủng hộ, đánh giá cao. Nhưng như Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đã nói: “Đây không chỉ là một "cao trào", càng không thể "chững lại". Bởi đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là cuộc đấu tranh lâu dài, đầy chông gai, khắc nghiệt. Cắt bỏ những "ung nhọt" trong nội bộ mình, rất đau xót nhưng vẫn phải tiếp tục làm, kiên quyết, kiên trì, bền bỉ và phải làm rất bài bản, chắc chắn, vì sự trong sạch vững mạnh và uy tín của Đảng, vì sự phát triển bền vững của đất nước, vì ý nguyện và hạnh phúc của Nhân dân”.Làm tốt từ “cái gốc”“Chống” đã là quan trọng, cấp bách, phải kiên quyết làm để răn đe, cảnh tỉnh, nhưng “xây” mới là cơ bản, lâu dài. Vì vậy, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đã nhiều lần nhấn mạnh, phải tiếp tục tập trung siết chặt kỷ luật trong Đảng, đào tạo và sử dụng cán bộ đã tốt nhưng cũng phải kiểm soát quyền lực, giúp cho cán bộ không sa ngã.Nhiều quy định, nghị quyết về quản lý, xây dựng, bổ nhiệm cán bộ mới cũng đã được ban hành. Đây được coi là “nguyên nhân của mọi nguyên nhân, là gốc của mọi công việc, then chốt của then chốt”… Tại Hội nghị T.Ư 7 (khóa XII), cùng với việc chỉ rõ tình trạng chạy chức, chạy quyền vẫn chậm được ngăn chặn, đẩy lùi, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cũng trăn trở khi đặt câu hỏi, đối với cán bộ, chú trọng đặc biệt phẩm chất hay năng lực hay coi trọng cả hai? Thực tế thời gian dài vừa qua cho thấy, với một cán bộ, nếu khuyết thiếu một trong hai yếu tố này thì đều trở thành mối nguy hại cho sự phát triển đất nước. “Xây dựng Đảng đâu phải chỉ là Nghị quyết mà là xây dựng con người, xây dựng cơ chế chính sách, xây dựng tổ chức trong sạch vững mạnh thì không sợ gì cả. Nếu làm tốt công tác con người thì chuyên môn sẽ tốt” - Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đã nói. Làm tốt hơn nữa công tác cán bộ để lựa chọn, bố trí những cán bộ thật sự có đức, có tài, liêm chính, tâm huyết, thật sự vì nước, vì dân vào các vị trí lãnh đạo của bộ máy Nhà nước. Kiên quyết đấu tranh loại bỏ những người tham nhũng, hư hỏng, những suy thoái trong Đảng... Đó là trăn trở, tâm huyết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, cũng là mong mỏi của Đảng, của Nhân dân.Hiện nay, công tác chuẩn bị cho Đại hội XIII của Đảng bắt đầu được triển khai, trong đó có việc xây dựng quy hoạch Ban Chấp hành T.Ư Đảng nhiệm kỳ 2021 - 2026. Tuy chưa phải làm nhân sự cụ thể, nhưng là bước cụ thể để làm nhân sự. Bởi thế, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đã liên tục nhắc nhở: Làm tốt công tác quy hoạch cán bộ là để có tầm nhìn xa, có cái khung để đào tạo, bố trí cán bộ nên phải “động” và “mở”. Dứt khoát không đưa vào quy hoạch những người có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, có quan điểm lệch lạc, gây mất đoàn kết nội bộ, tham nhũng tiêu cực, đặc biệt những kẻ cơ hội chính trị.Mục tiêu, định hướng là vậy, nhưng quan trọng là phải kiên quyết, năng động, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo để tiếp tục xây dựng, chỉnh đốn Đảng, mang lại những kết quả cụ thể và thực chất, đưa đất nước tiếp tục phát triển, đi lên từng bước vững chắc, cải thiện hơn nữa đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân.