Bước đi cần thiết hiện đại hóa quan hệ đối tác

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Ngày 1/6, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam kéo dài 4 ngày, Bộ trưởng...

Kinhtedothi - Ngày 1/6, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam kéo dài 4 ngày, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh đã chứng kiến lễ ký kết Tuyên bố tầm nhìn chung về hợp tác quốc phòng Việt – Mỹ. Động thái này đã đưa mối quan hệ hợp tác quốc phòng giữa hai nước lên một tầm cao mới.

 Trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam lần thứ 5 của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ kể từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đã tiến hành hội đàm chung.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ trao kỷ vật của một cựu chiến binh Quân đội Nhân dân Việt Nam cho Bộ trưởng Phùng Quang Thanh.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ trao kỷ vật của một cựu chiến binh Quân đội Nhân dân Việt Nam cho Bộ trưởng Phùng Quang Thanh.
Trên tinh thần hữu nghị, cởi mở, thẳng thắn và hiểu biết lẫn nhau, hai bên đã trao đổi về quan hệ quốc phòng song phương và nhận thấy sự phát triển tích cực và ổn định, đáp ứng được lợi ích của cả hai bên, phù hợp với quan hệ giữa hai quốc gia. Hai Bộ trưởng đều bày tỏ mong muốn tiếp tục tăng cường quan hệ quốc phòng phù hợp với quan hệ chung trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của mỗi quốc gia, không làm ảnh hưởng tới quan hệ của các nước khác, góp phần đảm bảo hòa bình, ổn định, phát triển ở khu vực và trên thế giới.

Bộ trưởng Phùng Quang Thanh khẳng định rõ đường lối đối ngoại của Việt Nam “sẵn sàng là bạn, là đối
Cùng ngày, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã có buổi tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đang có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam.
tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, vì hòa bình, độc lập và phát triển”.

Bộ trưởng Ashton Carter đánh giá cao và cảm ơn sự hợp tác tích cực, có hiệu quả của Việt Nam trong việc hợp tác tìm kiếm hài cốt người Mỹ mất tích trong chiến tranh. Về phương hướng trong thời gian tới, hai bên trao đổi và thống nhất các biện pháp tiếp tục thúc đẩy quan hệ hợp tác, trong đó tập trung vào khắc phục hậu quả chiến tranh tại Việt Nam như rà phá, xử lý bom mìn và các vật liệu nổ, tẩy độc dioxin tại các điểm ô nhiễm nặng, tìm kiếm hài cốt quân nhân mất tích, hỗ trợ các nạn nhân chiến tranh…

Sau cuộc hội đàm, hai Bộ trưởng đã ký vào bản Tuyên bố tầm nhìn chung về quan hệ quốc phòng để định hướng hợp tác song phương trên cơ sở Bản ghi nhớ về thúc đẩy hợp tác quốc phòng song phương được ký kết năm 2011. Theo Bộ trưởng Phùng Quang Thanh, Tuyên bố tầm nhìn chung về quan hệ quốc phòng “nhằm tăng cường hữu nghị, hiểu biết, xây dựng lòng tin, làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước, vì lợi ích của nhân dân hai nước”. Trong khi đó, Bộ trưởng Ashton Carter cho biết, sau 20 năm bình thường hóa quan hệ, có thêm nhiều điều mà hai nước Việt – Mỹ có thể làm cùng nhau. Vì thế, Tuyên bố tầm nhìn chung về quan hệ quốc phòng là một bước đi cần thiết để “hiện đại hóa mối quan hệ đối tác” song phương.

Trước đó, trong chuyến thăm Bộ Tư lệnh Hải quân Việt Nam tại Hải Phòng và thị sát một tàu cảnh sát biển của Việt Nam bị tàu Trung Quốc đâm va trên Biển Đông hồi giữa năm ngoái khi nước này hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương - 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, Bộ trưởng Ashton Carter đã tuyên bố, Mỹ sẽ hỗ trợ Việt Nam 18 triệu USD để trang bị tàu tuần tra Biển Đông. Động thái này là một bước đi nhằm cụ thể hóa những cam kết mạnh mẽ ủng hộ an toàn, an ninh hàng hải và hàng không mà Bộ trưởng Ashton Carter đã đưa ra tại Diễn đàn đối thoại Shangri-La vừa kết thúc tại Singapore.

Không chỉ yêu cầu Trung Quốc phải dừng ngay lập tức việc xây dựng đảo trái phép ở Biển Đông, ông Ashton Carter còn khẳng định, máy bay Mỹ “sẽ tiếp tục bay”, tàu chiến Mỹ sẽ hoạt động tại “bất cứ nơi đâu luật pháp quốc tế cho phép” bất chấp những lời đe dọa từ phía Trung Quốc. Các đồng minh của Mỹ trong khu vực như Nhật Bản và mới nhất là ông Kevin Andrews - Bộ trưởng Quốc phòng Australia hôm 1/6 đã tuyên bố nước này sẽ tiếp tục cho máy bay quân sự bay ngang Biển Đông ngay cả khi Bắc Kinh thiết lập một vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) tại đây.

Đặc biệt, trong tuần này, sau khi Bộ trưởng Ashton Carter kết thúc chuyến thăm chính thức Việt Nam, Thượng viện Mỹ cũng tiến hành công bố dự thảo về việc nới lỏng cấm vận vũ khí với Việt Nam nhằm đối phó với kịch bản xảy ra khủng hoảng giữa Việt Nam và Trung Quốc. Ngoài ra, vào cuối năm nay, lưỡng viện Quốc hội sẽ xem xét thông qua “Kế hoạch Biển Đông” sau khi Thượng viện Mỹ đã thông qua hôm 14/5. Kế hoạch này cho phép Washington cấp 425 triệu USD cho lực lượng vũ trang của Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam trong 5 năm để hỗ trợ huấn luyện, trang bị cần thiết trong việc đối phó với những tình huống xấu nhất trên biển.