80 năm cách mạng tháng 8 và Quốc Khánh
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Bước đột phá mới trong phát triển nông nghiệp hàng hóa ở Điện Biên

Kinhtedothi - Mô hình trồng ớt J xanh thuộc dự án hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm tại Điện Biên không chỉ mang lại thu nhập cao cho nông dân mà còn mở ra hướng phát triển nông nghiệp hàng hóa bền vững. Hiệu quả bước đầu cho thấy tiềm năng nhân rộng mô hình này trên địa bàn toàn tỉnh.

Mô hình trồng ớt J xanh được thực hiện tại các xã: Mường Nhé, Mường Ảng, Mường Luân và Thanh Yên với tổng diện tích 20ha từ năm 2024. Người dân tham gia được Công ty Cổ phần Chế biến thực phẩm xuất khẩu GOC hỗ trợ giống, phân bón, kỹ thuật canh tác, đồng thời cam kết bao tiêu toàn bộ sản phẩm theo đơn giá đã thỏa thuận.

Tại xã Thanh Yên, vụ trồng thử nghiệm gần 3ha ớt J xanh bước đầu đem lại kết quả khả quan. Gia đình bà Trần Thị Lê (thôn A1) là một trong 9 hộ tham gia mô hình. Trước đây, gia đình bà chủ yếu trồng ngô, rau màu nhưng hiệu quả không cao. Được Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp tổng hợp Noong Luống tuyên truyền, vận động, bà mạnh dạn chuyển sang trồng 800m² ớt J xanh.

“Sau hai tháng, gia đình tôi thu hái lứa đầu với sản lượng khoảng 5 tấn, giá bán 5.800 đồng/kg. Trừ chi phí, tôi thu về hơn 29 triệu đồng – cao hơn hẳn so với trồng rau”- bà Lê cho biết.

Người dân xã Mường Luân thu hoạch ớt J xanh. Ảnh: IT

Theo ông Nguyễn Xuân Huy, Chủ tịch HTX Nông nghiệp tổng hợp Noong Luống, ớt J xanh là giống cây phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương. Quy trình trồng, chăm sóc tương đối đơn giản, thời gian thu hoạch kéo dài từ 4 - 6 tháng, nếu chăm sóc tốt có thể cho thu sau 55 - 60 ngày.

“Vụ đầu trồng 3ha, thôn A1 thu được trên 154 tấn quả. Với giá thu mua loại 1 là 5.800 đồng/kg, loại 2 là 2.900 đồng/kg, ớt chín đỏ 6.600 đồng/kg, trừ chi phí, mỗi 1.000m² cho lợi nhuận khoảng 20 - 23 triệu đồng” - ông Huy thông tin.

Từ góc độ quản lý, ông Nguyễn Gia Tuấn, Phó Chủ tịch UBND xã Thanh Yên cho rằng, mô hình trồng ớt J xanh đang mở ra cơ hội lớn cho phát triển nông nghiệp hàng hóa tại địa phương. Tuy nhiên, để mở rộng quy mô và phát triển bền vững, cần sự hỗ trợ từ các chương trình, chính sách của Nhà nước, đặc biệt là tiếp cận vốn và thu hút doanh nghiệp đầu tư.

“Nhiều hộ dân muốn tham gia nhưng còn e dè vì thiếu kinh nghiệm và vốn. Nếu được hỗ trợ đúng mức, mô hình này sẽ giúp người dân làm giàu ngay trên đất quê hương”- ông Tuấn nhấn mạnh.

Về phía doanh nghiệp, ông Nguyễn Ngọc Thành, Giám đốc Phát triển vùng của Công ty GOC cho biết: ớt J xanh là giống lai cao sản, có khả năng sinh trưởng mạnh, phù hợp với nhiều vùng đất. Xây dựng vùng nguyên liệu ổn định tại các tỉnh miền núi phía Bắc là một trong những chiến lược phát triển bền vững của Công ty.

“Chúng tôi đặt mục tiêu mở rộng diện tích trồng ớt J xanh tại Điện Biên từ 20ha hiện nay lên 200ha vào năm 2025, hướng tới 2.000ha trong 5 năm tới. Việc này không chỉ giúp doanh nghiệp có nguồn nguyên liệu ổn định mà còn tạo liên kết bền vững với nông dân địa phương” - ông Thành cho biết.

Để nâng cao giá trị nông sản, Công ty GOC cũng phối hợp chặt chẽ với HTX, chính quyền các địa phương tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật, hướng dẫn quy trình trồng theo tiêu chuẩn VietGAP, đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm và tăng khả năng xuất khẩu.

Thực tế cho thấy, việc phát triển mô hình trồng ớt J xanh theo chuỗi giá trị tại Điện Biên không chỉ giải quyết đầu ra nông sản, mà còn giúp người dân tăng thu nhập, giảm thiểu rủi ro trong sản xuất. Đây là minh chứng rõ nét cho hiệu quả của mô hình nông nghiệp liên kết bốn nhà: Nhà nước – Nhà nông – Nhà khoa học – Nhà doanh nghiệp.

Trong bối cảnh nông nghiệp đang chuyển dần sang sản xuất hàng hóa, mô hình trồng ớt J xanh là một hướng đi mới, khả thi và giàu tiềm năng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn, từng bước xây dựng nền nông nghiệp xanh, bền vững tại tỉnh Điện Biên.

Phát triển du lịch cộng đồng tại Điện Biên: hướng đi bền vững từ bản sắc vùng cao

Phát triển du lịch cộng đồng tại Điện Biên: hướng đi bền vững từ bản sắc vùng cao

Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, tạo động lực phát triển kinh tế tại Điện Biên

Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, tạo động lực phát triển kinh tế tại Điện Biên

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Hà Nội yêu cầu các phường, xã tập trung ứng phó bão số 3

Hà Nội yêu cầu các phường, xã tập trung ứng phó bão số 3

19 Jul, 09:53 PM

Kinhtedothi - Trước diễn biến phức tạp và nguy cơ ảnh hưởng lớn của bão số 3, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn TP Hà Nội đề nghị các phường, xã và các sở ngành tập trung triển khai công tác ứng phó; đồng thời chịu trách nhiệm trước UBND TP Hà Nội.

Tín dụng kỳ vọng tiếp tục tăng mạnh

Tín dụng kỳ vọng tiếp tục tăng mạnh

19 Jul, 09:08 PM

Kinhtedothi - Tín dụng tăng trưởng tích cực trong nửa đầu năm nay nhờ nhu cầu vốn của khách hàng cải thiện. Với mục tiêu tăng trưởng GDP trên 8%, dự báo tín dụng có khả năng tiếp tục tăng mạnh trong nửa cuối năm, tạo lực đẩy cho nền kinh tế. Bên cạnh đó, ngành ngân hàng còn dùng các công cụ điều hành để kiềm chế lạm phát.

Lạng Sơn: tiếp sức cho kinh tế hợp tác xã phát triển

Lạng Sơn: tiếp sức cho kinh tế hợp tác xã phát triển

19 Jul, 06:19 PM

Kinhtedothi - Sau một năm hoạt động theo mô hình mới, Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã (HTX) tỉnh Lạng Sơn không chỉ khắc phục được những tồn tại trước đây mà còn mở rộng đối tượng, tăng mức vay và cải thiện thủ tục, tiếp thêm nguồn lực quan trọng để các HTX trên địa bàn tỉnh đầu tư sản xuất, kinh doanh, từng bước khẳng định vai trò trong phát triển kinh tế tập thể.

Hà Nội và 12 tỉnh khẩn trương ứng phó, bảo đảm an toàn đê điều trước bão số 3

Hà Nội và 12 tỉnh khẩn trương ứng phó, bảo đảm an toàn đê điều trước bão số 3

19 Jul, 02:57 PM

Kinhtedothi - Bão số 3 được nhận định sẽ gây ra tổ hợp thiên tai phức tạp, có nguy cơ ảnh hưởng đến hệ thống đê điều 13 tỉnh, TP ở khu vực Bắc Bộ (bao gồm cả Hà Nội). Bộ Nông nghiệp và Môi trường đang đề nghị các địa phương tập trung ứng phó, bảo đảm an toàn hệ thống đê điều.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ