80 năm cách mạng tháng 8 và Quốc Khánh
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Điện Biên: du lịch nông nghiệp - hướng đi chiến lược trong phát triển kinh tế xanh

Kinhtedothi - Trong bối cảnh chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế theo hướng xanh, bền vững, du lịch nông nghiệp, nông thôn đang nổi lên như một hướng đi chiến lược tại Điện Biên.

Trong quá trình chuyển đổi mô hình kinh tế theo hướng xanh, bền vững, du lịch nông nghiệp, nông thôn đang nổi lên như một xu hướng tiềm năng, mang lại nhiều giá trị kinh tế, văn hóa và xã hội. Tại tỉnh Điện Biên, sự phối hợp giữa ngành văn hóa, thể thao và du lịch với ngành nông nghiệp và môi trường đang được xác định là động lực then chốt, góp phần hình thành hướng đi chiến lược cho ngành du lịch địa phương.

Theo ông Nguyễn Minh Phú, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên, du lịch và nông nghiệp – nông thôn có mối quan hệ tương hỗ: hoạt động sản xuất, sinh hoạt của người nông dân là chất liệu để phát triển du lịch, ngược lại du lịch giúp gia tăng giá trị nông sản, nâng cao thu nhập và gìn giữ văn hóa nông thôn.

Du khách tìm hiểu kỹ thuật trồng nho hạ đen tại xã Mường Phăng. Ảnh: BĐBP

Thực tế những năm qua cho thấy, mô hình du lịch gắn với nông thôn tại Điện Biên đã từng bước phát huy hiệu quả. Việc UBND tỉnh ban hành Kế hoạch 3745/KH-UBND ngày 24/8/2023 về phát triển du lịch nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới đến năm 2025 được coi là bước đi cụ thể hóa chiến lược phát triển dài hạn. Nhờ đó, một số mô hình du lịch cộng đồng tại các bản như Phiêng Lơi, Che Căn, Mển, Nà Sự… đang dần trở thành điểm đến được nhiều du khách lựa chọn.

Đến với các bản du lịch, du khách không chỉ được hòa mình vào không gian sống, lao động của đồng bào Thái, mà còn được trải nghiệm chế biến món ăn truyền thống, thưởng thức ẩm thực bản địa, giao lưu văn hóa - văn nghệ và nghỉ tại các homestay gia đình. Toàn tỉnh hiện có 12 bản văn hóa du lịch, 20 homestay và 15 điểm tham quan, vui chơi, góp phần tạo thêm sinh kế, tăng thu nhập, cải thiện đời sống người dân vùng cao.

Bên cạnh đó, hoạt động mua sắm các sản phẩm thủ công và OCOP như mật ong Chà Nưa, bánh Khẩu Xén, Trà Shan Tuyết P.H.14… cũng đang được quan tâm phát triển, hỗ trợ xây dựng thương hiệu gắn với điểm đến, góp phần gia tăng chuỗi giá trị cho ngành nông nghiệp và du lịch.

Dù đạt kết quả bước đầu, song theo ông Nguyễn Minh Phú, du lịch nông nghiệp – nông thôn tại Điện Biên vẫn chưa khai thác hết tiềm năng. Các sản phẩm còn đơn điệu, thiếu chiều sâu, chưa tạo được sức hút mạnh mẽ để giữ chân du khách dài ngày. Đặc biệt, sự kết nối giữa các điểm đến còn rời rạc, chưa hình thành chuỗi du lịch hoàn chỉnh.

Nhằm tháo gỡ các rào cản và phát huy lợi thế, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ký kết chương trình phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường giai đoạn 2025 – 2030. Mục tiêu là cụ thể hóa các giải pháp phát triển du lịch nông thôn hiệu quả, bền vững, từ khảo sát tiềm năng, xây dựng mô hình điểm đến, tổ chức hội nghị xúc tiến, đến xây dựng cơ sở dữ liệu về tài nguyên, hạ tầng và hành vi tiêu dùng du khách. Đồng thời, chú trọng kết nối tiêu thụ nông sản qua kênh du lịch, xây dựng thương hiệu OCOP gắn với văn hóa bản địa.

Theo ông Nguyễn Minh Phú, bản chất của du lịch nông nghiệp là khai thác văn hóa bản địa và đời sống nông dân như một “sản phẩm du lịch sống”. Vì vậy, phát triển du lịch ở khu vực này không chỉ đơn thuần là khai thác cảnh quan, mà còn là cách tôn vinh và gìn giữ di sản văn hóa, nâng cao vị thế của cộng đồng địa phương.

Trong bối cảnh xu hướng du lịch đang dần chuyển dịch về trải nghiệm xanh, văn hóa và cộng đồng, Điện Biên với những lợi thế đặc thù của mình đang đứng trước nhiều cơ hội lớn để bứt phá. Du lịch nông nghiệp, nông thôn nếu được đầu tư bài bản và có sự phối hợp liên ngành hiệu quả, sẽ trở thành một trong những trụ cột quan trọng, đóng góp thiết thực vào phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà.

Phát triển du lịch cộng đồng tại Điện Biên: hướng đi bền vững từ bản sắc vùng cao

Phát triển du lịch cộng đồng tại Điện Biên: hướng đi bền vững từ bản sắc vùng cao

Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, tạo động lực phát triển kinh tế tại Điện Biên

Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, tạo động lực phát triển kinh tế tại Điện Biên

Điện Biên: Hợp tác xã loay hoay tìm lối ra

Điện Biên: Hợp tác xã loay hoay tìm lối ra

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Phát triển du lịch cộng đồng tại Điện Biên: hướng đi bền vững từ bản sắc vùng cao

Phát triển du lịch cộng đồng tại Điện Biên: hướng đi bền vững từ bản sắc vùng cao

16 Jul, 05:45 PM

Kinhtedothi - Với cảnh sắc nguyên sơ, văn hóa đặc sắc và cộng đồng dân cư gắn bó, nhiều địa phương vùng cao Điện Biên đang trở thành điểm sáng trong phát triển du lịch cộng đồng. Tỉnh cũng đã ban hành kế hoạch hành động cụ thể, đặt mục tiêu đưa du lịch cộng đồng thành một sản phẩm chủ đạo trong giai đoạn tới.

Dung dị gánh quà của người Hà Nội

Dung dị gánh quà của người Hà Nội

16 Jul, 08:49 AM

Kinhtedothi - Nhắc tới ẩm thực Hà Nội, người ta không chỉ biết những nhà hàng, quán ăn sang trọng, đắt tiền, mà còn thích thú và nhớ tới các quán ăn bình dân, vỉa hè mang đậm dấu ấn văn hóa có từ lâu đời.

Thắp sáng sông Hàn - Lan tỏa hình ảnh Đà Nẵng an toàn, thân thiện

Thắp sáng sông Hàn - Lan tỏa hình ảnh Đà Nẵng an toàn, thân thiện

13 Jul, 03:03 PM

Kinhtedothi - Sau gần 1,5 tháng rực rỡ sắc màu bên dòng sông Hàn, Lễ hội Pháo hoa quốc tế Đà Nẵng - DIFF 2025 đã khép lại vào tối 12/7 bằng đêm chung kết bùng nổ cảm xúc, đánh dấu một mùa lễ hội thành công trọn vẹn - từ nghệ thuật trình diễn đỉnh cao đến công tác bảo đảm an toàn, an ninh tuyệt đối.

Ninh Bình: hướng đến trung tâm du lịch di sản – sinh thái tầm quốc tế

Ninh Bình: hướng đến trung tâm du lịch di sản – sinh thái tầm quốc tế

13 Jul, 08:40 AM

Kinhtedothi - Sau khi hợp nhất 3 tỉnh Hà Nam, Nam Định và Ninh Bình – vùng đất văn hóa Đồng bằng Bắc Bộ giàu truyền thống, không gian du lịch mới được mở rộng cả về địa lý lẫn bản sắc, tạo điều kiện để hình thành một trung tâm du lịch tổng hợp, có chiều sâu văn hóa.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ