Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Các giải pháp chống hàng giả, hàng nhái

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Hôm nay 5/12, báo Kinh tế & Đô thị online tổ chức giao lưu trực tuyến với chủ đề: Các giải pháp chống hàng giả, hàng nhái.

Tham gia buổi giao lưu có:

- Ông Nguyễn Công San, Phó Chi cục trưởng Chi cục quản lý thị trường Hà Nội

- Ông Nghiêm Hoài Nam– Giám đốc trung tâm chăm sóc khách hàng VHC

- Luật sư Phạm Đức Thảo– Đoàn Luật sư TP Hà Nội

 
Các giải pháp chống hàng giả, hàng nhái - Ảnh 1
Phó Tổng biên tập báo Kinh tế & Đô thị Nguyễn Anh Đức tặng hoa các khách mời tham gia buổi giao lưu. Ảnh: Linh Anh
 
Mời độc giả tham gia giao lưu và đặt câu hỏi với các khách mời 

 
Nguyễn An Gia Linh - Đống Đa - Hà Nội. Email: linh29@gmail.com
Trong thời gian qua nhiều mặt hàng đã bị làm giả, vậy Chi cục Quản lý thị trường cho biết  thường những mặt hàng nào hay bị làm giả mẫu mã; Những doanh nghiệp sản xuất hàng giả ngoài doanh nghiệp Việt Nam, liệu có doanh nghiệp nước ngoài cũng tham gia sản xuất hàng giả hay không ?
Ông Nguyễn Công San,Phó Chi cục trưởng Chi cục quản lý thị trường Hà Nội:
Thực tế, so với cùng kì năm trước hàng giả có giảm, nhưng gần đây thủ đoạn tinh vi hơn.
Hiện nay tình hình sản xuất và buôn bán hàng giả có nhiều diễn biến phức tạp , nghiêm trọng làm cho Nhà nước cũng như người dân quan tâm và lo ngại.
Hàng giả không chỉ ảnh hưởng đến lợi ích người tiêu dùng, đến sức khỏe và tính mạng của nhân dân mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất uy tín của nhà sản xuất kinh doanh trung thực hợp pháp, nền kinh tế đất nước. Chính vì vậy, việc đấu tranh với tội sản xuất, buôn bán hàng giả được coi là nhiệm vụ cấp bách, không chỉ đối với các cơ quan chuyên trách, các cấp chính quyền mà còn đối với doanh nghiệp và toàn thể xã hội.
Hàng giả tập trung những loại hàng hóa có giá trị cao, những mặt hàng do nước ngoài sản xuất… Hàng giả ngoài việc giả nhãn hiệu đã đươc đăng ký bảo hộ và giả về chất lượng gần đây còn xuất hiện giả về thông tin ghi trên bao bì, nhãn hàng hóa như giả mạo tên và địa chỉ của thương nhân khác, giả mạo về nguồn gốc xuất xứ hàng hóa. Đồng thời có một số đối tượng lợi dụng Cuộc  vận động “người Việt Nam dùng hàng Việt Nam.

 
Các giải pháp chống hàng giả, hàng nhái - Ảnh 2

Ông Nguyễn Công San -Phó Chi cục trưởng Chi cục quản lý thị trường Hà Nội trả lời trực tuyến. Ảnh: Hải Linh
 
Nguyễn Trí Đức - Đan Phượng - Hà Nội. Email: duc@yahoo.com
Trên thị trường xuất hiện rất nhiều hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, xuất xứ nguồn gốc không rõ ràng khiến người tiêu dùng vô cùng hoang mang. HC đã làm những gì để người tiêu dùng không gặp phải tình trạng này?
 
Ông Nghiêm Hoài Nam– Giám đốc trung tâm chăm sóc khách hàng VHC:
Hiện nay HC có 12 trung tâm đang hoạt động nằm ở các tỉnh phía Bắc. Để đảm bảo uy tín và hình ảnh doanh nghiệp, chúng tôi luôn chú trọng tới chất lượng, giá cả hàng hóa và ký hợp đồng đối tác toàn diện trực tiếp với các hãng nhà sản xuất uy tín trên thị trường.
Với uy tín lâu năm trên thị trường điện máy, HC có thể lựa chọn những nhà cung cấp và các sản phẩm có chất lượng cao nhất để phân phối ra thị trường. Chúng tôi cam kết 100% sản phẩm là chính hãng, uy tín như các thương hiệu hàng hóa đến từ châu Âu như Fagor, Electrolux và các thương hiệu châu Á Samsmung, LG đều có uy tín lâu đời. Vì thế, khách hàng đến với HC hoàn toàn có thể yên tâm với chất lượng của sản phẩm hàng hóa.
 
Ngô Thị Bích Nga - Cầu Diễn. Email: bichnga@yahoo.com.vn
​Luật sư cho biết theo luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì các hành vi nào của tổ chức cá nhân khi tiến hành các hoạt động kinh doanh hàng hóa là vi phạm điều cấm của pháp luật?
 
Luật sư Phạm Đức Thảo, Đoàn Luật sư TP Hà Nội:
Theo quy định tại Điều 10. Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ lừa dối hoặc gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng thông qua hoạt động quảng cáo hoặc che giấu, cung cấp thông tin không đầy đủ, sai lệch, không chính xác về một trong các nội dung sau đây:
a) Hàng hóa, dịch vụ mà tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp;
b) Uy tín, khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ;
c) Nội dung, đặc điểm giao dịch giữa người tiêu dùng với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.
2. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ quấy rối người tiêu dùng thông qua tiếp thị hàng hóa, dịch vụ trái với ý muốn của người tiêu dùng từ 02 lần trở lên hoặc có hành vi khác gây cản trở, ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt bình thường của người tiêu dùng.
3. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ ép buộc người tiêu dùng thông qua việc thực hiện một trong các hành vi sau đây:
a) Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc các biện pháp khác gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của người tiêu dùng;
b) Lợi dụng hoàn cảnh khó khăn của người tiêu dùng hoặc lợi dụng thiên tai, dịch bệnh để ép buộc giao dịch.
4. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thực hiện hoạt động xúc tiến thương mại, đề nghị giao dịch trực tiếp với đối tượng là người không có năng lực hành vi dân sự hoặc người mất năng lực hành vi dân sự.
5. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ yêu cầu người tiêu dùng thanh toán hàng hóa, dịch vụ đã cung cấp mà không có thỏa thuận trước với người tiêu dùng.
6. Người tiêu dùng, tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ lợi dụng việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác.
7. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ lợi dụng hoàn cảnh khó khăn của người tiêu dùng hoặc lợi dụng thiên tai, dịch bệnh để cung cấp hàng hóa, dịch vụ không bảo đảm chất lượng.
8. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không bảo đảm chất lượng gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng.
Đó là các hành vi của tổ chức, cá nhân vi phạm điều cấm của pháp luật.

 
Phạm Đức Tài - Hồ Chí Minh. Email: ductai11@gmail.com
Khi tham gia quan hệ giao dịch mua bán thì người tiêu dùng có quyền lợi như thế nào?

Luật sư Phạm Đức Thảo, Đoàn Luật sư TP Hà Nội:

Tại Điều 8 Luật bảo vệ quyền lựi người tiêu dùng thì người tiêu dùng được đảm bảo các quyền lợi như sau:

1. Được bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác khi tham gia giao dịch, sử dụng hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp.
2. Được cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; nội dung giao dịch hàng hóa, dịch vụ; nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa; được cung cấp hóa đơn, chứng từ, tài liệu liên quan đến giao dịch và thông tin cần thiết khác về hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng đã mua, sử dụng.
3. Lựa chọn hàng hóa, dịch vụ, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ theo nhu cầu, điều kiện thực tế của mình; quyết định tham gia hoặc không tham gia giao dịch và các nội dung thỏa thuận khi tham gia giao dịch với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.
4. Góp ý kiến với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ về giá cả, chất lượng hàng hóa, dịch vụ, phong cách phục vụ, phương thức giao dịch và nội dung khác liên quan đến giao dịch giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.
5. Tham gia xây dựng và thực thi chính sách, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
6. Yêu cầu bồi thường thiệt hại khi hàng hóa, dịch vụ không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng, số lượng, tính năng, công dụng, giá cả hoặc nội dung khác mà tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đã công bố, niêm yết, quảng cáo hoặc cam kết.
7. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hoặc đề nghị tổ chức xã hội khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
8. Được tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn kiến thức về tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ.

 
Các giải pháp chống hàng giả, hàng nhái - Ảnh 3

Luật sư Phạm Đức Thảo, Đoàn Luật sư TP Hà Nội trả lời trực tuyến. Ảnh: Thanh Hải

 
Cấn Thị Hồng Lan - Thạch Thất
Xin Luật sư cho biết, khi cá nhân, tổ chức kinh doanh sản phẩm vi phạm pháp luật thì chế tài xử lý đối với các hành vi đó được đảm bảo thực hiện như thế nào?

Luật sư Phạm Đức Thảo, Đoàn Luật sư TP Hà Nội:
Theo quy định tại Điều 11 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì các cá nhân, tổ chức vi phạm sẽ tùy theo mức độ mà áp dụng chế tài theo quy định sau:
1. Cá nhân vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
3. Cá nhân lợi dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
4. Chính phủ quy định chi tiết việc xử phạt vi phạm hành chính trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Tại Điều 4 Nghị định 19/2012 hướng dẫn thi hành Luật BVQLNTD quy định các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả:
1. Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính, tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:
a) Phạt cảnh cáo.
b) Phạt tiền.
Mức phạt tiền tối đa đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là 70.000.000 đồng.
2. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.

 
Đoàn Văn Hải - Ba Vì - Hà Nội. Email: hai34@gmail.com
Để ngăn chặn hàng giả, hàng lậu Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội đã tiến hành kiểm tra thị trường qua đó ngăn chặn tình trạng sản xuất, tiêu thụ hàng giả như thế nào? Trong quá trình kiểm tra đó lực lượng quản lý thị trường có gặp khó khăn như thế nào (lực lượng, phương tiện kiểm tra, quy định của pháp luật trong việc xử lý những trường hợp sản xuất tiêu thụ hàng giả)?
Ông Nguyễn Công San, Phó Chi cục trưởng Chi cục quản lý thị trường Hà Nội:
Chi Cục QLTT Hà Nội coi công tác đấu tranh chống hàng giả là một trong những nhiệm vụ trọng tâm nên đã chủ động xây dựng các kế hoạch định hướng về kiểm tra, kiểm soát đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp. Chúng tôi đã chủ động chỉ đạo các Đội QLTT tăng cường công tác điều tra cơ bản, nắm địa bàn, phố biến tuyênn truyền pháp luật, kiểm tra xử lý triệt để các vi phạm, hạn chế tình trạng bày bán hàng giả, hàng nhái hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ…
Ngoài việc phân công công chức quản lý địa bàn, gắn trách nhiệm cụ để đến từng cán bộ, công chức, chúng tôi đã thực hiện nhiều giải pháp đấu tranh, tập trung kiểm tra theo chuyên đề các mặt hàng trọng điểm. Đồng thời tăng cường phối hợp với các lực lượng chức năng như công an, hải quan, thanh tra Bộ Khoa học Công nghệ để kiểm tra, xử lý triệt để và đúng các quy định của pháp luật.
Chi cục cũng thường xuyên phối hơp với Hiệp hội chống hàng giả, Hiệp hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, các chủ nhãn hiệu cũng như các văn phòng luật sự đại diện theo ủy quyền cho chủ nhãn hiệu trong công tác kiểm tra, xử lý đối với hàng giả. Đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân và DN hiểu rõ chính sách, pháp luật của nhà nước về sở hữu trí tuệ, góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh trong nước, bình ổn giá cả thị trường. Thông qua công tác kiểm tra kiểm soát thị trường kết hợp với phổ biến, tuyên truyền đến các DN, cá nhân có hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn.
Từ đầu năm đến nay, chúng tôi đã kiểm tra, xử lý 8.651 vụ, phạt hành chính trên 35 tỷ đồng, trị giá hàng tịch thu tiêu hủy trên 29 tỷ đông. Trong đó, hàng giả là 1.024 vụ, phạt trên 6 tỷ đồng trị giá hàng tiêu hủy trên 5 tỷ đồng.
Mặc dù đã có sự chủ động và cố gắng nhưng chúng tôi vẫn gặp nhiều khó khăn trong công tác đấu tranh chống hàng giả:
Một là, công tác phát hiện, xử lý sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng vị phạm sở hữu trí tuệ ngày một khó khăn hơn do phương thức, thủ đoạn hoạt động của đối tượng vi phạm ngày càng tinh vi.
Hai là, công tác phối hợp phòng ngừa, phát hiện xử lý hàng giả giữa các lực lượng chức năng chưa được triển khai thường xuyên chặt chẽ, thống nhất về các thức phối hợp. Thông tin dự báo chuyên sâu về các vấn đề này còn yếu và thiếu cả về đấu mối và chất lượng thông tin, câp nhật thông tin về việc đã xác lập quyền, về hàng xâm hại, hàng giả mạo xuất xứ…
Đặc biệt, việc phối hợp giữa chủ sở hữu nhãn hiệu đối với các cơ quan chức năng còn chưa được quan tâm đúng mức, đôi khi không hợp tác với cơ quan thực thi pháp luật về sở hữu trí tuệ trong khi thực tế việc nhận biết hàng thật - hàng giả chỉ có chủ thể quyền mới đủ kỹ thuật chuyên môn để nhận biết. Ngoài ra, theo quy định của pháp luật để xử lý vi phạm đối với hành vi sản xuất, kinh doanh hàng giả cần có đơn yêu cầu của chủ thể quyền trong đó chỉ rõ ra cách nhận biết hàng giả, đối tượng vi pham.
Ba là, nhận thức của một bộ phận người dân và một số tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh còn hạn chế. Bên cạnh đó ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận DN, cá nhân còn chưa tốt gây khó khăn cho công tác kiểm tra, xử lý.
Bốn là, điều kiện đảm bảo về phương tiện, cơ sở vật chất, kinh phí phục vụ cho công tác kiểm tra, xử lý hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ còn rất khó khăn, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế.

 
Các giải pháp chống hàng giả, hàng nhái - Ảnh 4
Toàn cảnh buổi giao lưu . Ảnh Thanh Hải
 
Vũ Mai Lương - Hải Dương
Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trong việc cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng được thực hiện như thế nào, thưa ông?

Luật sư Phạm Đức Thảo, Đoàn Luật sư TP Hà Nội:
Theo quy định tại điều 12 Luật bảo vệ người tiêu dùng, khi tiến hành hoạt động kinh doanh của mình đối với việc cung cấp thông tin sản phẩm, tổ chức cá nhân có trách nhiệm:
1. Ghi nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật.
2. Niêm yết công khai giá hàng hóa, dịch vụ tại địa điểm kinh doanh, văn phòng dịch vụ.
3. Cảnh báo khả năng hàng hóa, dịch vụ có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tính mạng, tài sản của người tiêu dùng và các biện pháp phòng ngừa.
4. Cung cấp thông tin về khả năng cung ứng linh kiện, phụ kiện thay thế của hàng hóa.
5. Cung cấp hướng dẫn sử dụng; điều kiện, thời hạn, địa điểm, thủ tục bảo hành trong trường hợp hàng hóa, dịch vụ có bảo hành.
6. Thông báo chính xác, đầy đủ cho người tiêu dùng về hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung trước khi giao dịch.
 
Phạm Hải Hà - Ba Đình - Hà Nội. Email: ha@gmail.com
Hiện tại xu hướng mua hàng online đang phát triển rất mạnh, HC đánh giá như thế nào về xu thế này và HC có phát triển theo hướng đó không?

 
Ông Nghiêm Hoài Nam– Giám đốc trung tâm chăm sóc khách hàng VHC:
Xu hướng mua bán hàng online rất phổ biến trên thế giới và Việt Nam đang tiếp cận xu hướng mua sắm này. Mua sắm online có nhiều tiện ích, đó là khách hàng không phải đến siêu thị, không phải đến cửa hàng nhâưng có đầy đủ thông tin cần thiết như: thông số kỹ thuật. Khách hàng, mua sắm online có thể tìm hiểu hết thông tin từ trước, tuy nhiên liệu việc mua online có đảm bảo khách hàng sẽ nhận đc sản phẩm đúng như mình tìm hiểu? Thực tế đã có nhiều khách hàng mua phải sản phẩm không như ý. Điều này chỉ xảy ra với những nhà cung cấp không có uy tín.
HC khuyến cáo khách hàng cần lựa chọn những doanh nghiệp có uy tín, ngay khi lên các giao diện website có thể nhận biết những thương hiệu nào là uy tín ví dụ: những DN có trách nhiệm là phải update thường xuyên thông tin sản phẩm, giá cả hàng hóa, hình ảnh sản phẩm…
Nắm bắt xu thế tiêu dùng hiện đại, HC hiện có kênh bán hàng oline và sẽ tiếp tục đầu tư phát triển xu hướng này. Chúng tôi có số hotline 18001788 để tư vấn trực tiếp cho khách hàng, khách hàng cũng có thể mua hàng trực tuyến trên website của chúng tôi (www.hc.com.vn).
Với tiêu chí lấy khách hàng làm trung tâm, nên chúng tôi rất chú trọng đến dịch vụ chăm sóc khách hàng cả trước, trong và sau bán hang và tư vấn đầy đủ thông tin về sản phẩm để khách hàng cần biết.
Đặc biệt, với định hướng phát triển rõ ràng, mô hình kinh doanh hiện đại và hệ thống quản trị hiện đại theo thông lệ quốc tế có chất lượng toàn diện, áp dụng ERP, SAP/iVED cho toàn bộ hoạt động của hệ thống, HC xây dựng uy tín dựa trên am hiểu sâu sắc nhu cầu của khách hàng, quản trị quan hệ khách hàng CRM bán lẻ cho nên các thông tin chuyển đến khách hàng là hoàn toàn đầy đủ. Khách hàng mua online hay trực tiếp đều được hưởng đầy đủ dịch vụ chăm sóc khách hàng của chúng tôi.

 
Phạm Hải Hà - Ba Đình - Hà Nội. Email: ha@gmail.com
Hiện tại xu hướng mua hàng online đang phát triển rất mạnh, HC đánh giá như thế nào về xu thế này và HC có phát triển theo hướng đó không?
Ông Nghiêm Hoài Nam– Giám đốc trung tâm chăm sóc khách hàng VHC:
Xu hướng mua bán hàng online rất phổ biến trên thế giới và Việt Nam đang tiếp cận xu hướng mua sắm này. Mua sắm online có nhiều tiện ích, đó là khách hàng không phải đến siêu thị, không phải đến cửa hàng nhâưng có đầy đủ thông tin cần thiết như: thông số kỹ thuật. Khách hàng, mua sắm online có thể tìm hiểu hết thông tin từ trước, tuy nhiên liệu việc mua online có đảm bảo khách hàng sẽ nhận đc sản phẩm đúng như mình tìm hiểu? Thực tế đã có nhiều khách hàng mua phải sản phẩm không như ý. Điều này chỉ xảy ra với những nhà cung cấp không có uy tín.
HC khuyến cáo khách hàng cần lựa chọn những doanh nghiệp có uy tín, ngay khi lên các giao diện website có thể nhận biết những thương hiệu nào là uy tín ví dụ: những DN có trách nhiệm là phải update thường xuyên thông tin sản phẩm, giá cả hàng hóa, hình ảnh sản phẩm…
Nắm bắt xu thế tiêu dùng hiện đại, HC hiện có kênh bán hàng oline và sẽ tiếp tục đầu tư phát triển xu hướng này. Chúng tôi có số hotline 18001788 để tư vấn trực tiếp cho khách hàng, khách hàng cũng có thể mua hàng trực tuyến trên website của chúng tôi (www.hc.com.vn).
Với tiêu chí lấy khách hàng làm trung tâm, nên chúng tôi rất chú trọng đến dịch vụ chăm sóc khách hàng cả trước, trong và sau bán hang và tư vấn đầy đủ thông tin về sản phẩm để khách hàng cần biết.
Đặc biệt, với định hướng phát triển rõ ràng, mô hình kinh doanh hiện đại và hệ thống quản trị hiện đại theo thông lệ quốc tế có chất lượng toàn diện, áp dụng ERP, SAP/iVED cho toàn bộ hoạt động của hệ thống, HC xây dựng uy tín dựa trên am hiểu sâu sắc nhu cầu của khách hàng, quản trị quan hệ khách hàng CRM bán lẻ cho nên các thông tin chuyển đến khách hàng là hoàn toàn đầy đủ. Khách hàng mua online hay trực tiếp đều được hưởng đầy đủ dịch vụ chăm sóc khách hàng của chúng tôi.

 
Các giải pháp chống hàng giả, hàng nhái - Ảnh 5

Ông Nghiêm Hoài Nam, Giám đốc trung tâm chăm sóc khách hàng VHC trả lời trực tuyến

 
Hồ Thị Trúc Nhân - Thanh Hóa. Email: trucnhan2301@yahoo.com.vn
Trường hợp hàng hóa sau khi mua phát hiện bị lỗi, bị hỏng thì được giải quyết thế nào, trách nhiệm của cá nhân tổ chức kinh doanh hàng hóa đó là gì, thưa ông?

 
Luật sư Phạm Đức Thảo, Đoàn Luật sư TP Hà Nội:
Tại Điều 22 của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định trách nhiệm của cá nhân tổ chức kinh doanh sản phẩm khi phát hiện hàng hóa có khuyết tật phải có trách nhiệm thu hồi hàng hóa có khuyết tật cụ thể như sau:
Khi phát hiện hàng hóa có khuyết tật, tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa có trách nhiệm:
1. Kịp thời tiến hành mọi biện pháp cần thiết để ngừng việc cung cấp hàng hóa có khuyết tật trên thị trường;
2. Thông báo công khai về hàng hóa có khuyết tật và việc thu hồi hàng hóa đó ít nhất 05 số liên tiếp trên báo ngày hoặc 05 ngày liên tiếp trên đài phát thanh, truyền hình tại địa phương mà hàng hóa đó được lưu thông với các nội dung sau đây:
a) Mô tả hàng hóa phải thu hồi;
b) Lý do thu hồi hàng hóa và cảnh báo nguy cơ thiệt hại do khuyết tật của hàng hóa gây ra;
c) Thời gian, địa điểm, phương thức thu hồi hàng hóa;
d) Thời gian, phương thức khắc phục khuyết tật của hàng hóa;
đ)  Các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong quá trình thu hồi hàng hóa;
3. Thực hiện việc thu hồi hàng hóa có khuyết tật đúng nội dung đã thông báo công khai và chịu các chi phí phát sinh trong quá trình thu hồi;
4. Báo cáo kết quả cho cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cấp tỉnh nơi thực hiện thu hồi hàng hóa có khuyết tật sau khi hoàn thành việc thu hồi; trường hợp việc thu hồi hàng hóa có khuyết tật được tiến hành trên địa bàn từ hai tỉnh trở lên thì báo cáo kết quả cho cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở T.Ư.

 
Nguyễn Nam Khánh - Hai Bà Trưng - Hà Nội. Email: khanh@gmail.com
Khi mua hàng, khách hàng đặc biệt quan tâm đến khâu bảo hành và vận chuyển sản phẩm, HC đang thực hiện chính sách bảo hành và vận chuyển như thế nào để bảo đảm quyền lợi cho người tiêu dùng?

 
Ông Nghiêm Hoài Nam– Giám đốc trung tâm chăm sóc khách hàng VHC:
Việc mua bán online mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng và nhà cung cấp, có thể cung cấp nhiều thông tin cho khách hàng. Hiện HC đang hoạt động ở 12 trung tâm, tại đây đều có kho hàng hóa giúp việc vận chuyển nhanh nhất như: Hải Dương, Quảng Ninh, riêng Hà Nội có tới 5 điểmg… Phương thức vận chuyển là có thể giao tận tay khách hàng, ngoài ra có sử dụng các dịch vụ vận chuyển dài hạn với các nhà vận chuyển uy tín.
Về bảo hành, dù mua online hay trực tiếp tại siêu thị, HC đều đảm bảo dịch vụ chăm sóc khách hàng, cam kết đặt lợi ích của khách hàng và nhà cung cấp, đối tác làm trung tâm. Các đối tác, nhà sản xuất chiến lược của HC đều có các trạm bảo hành ủy quyền ở hầu khắp các tỉnh thành trên cả nước, do đó khách hàng có thể dễ dàng được hỗ trợ các chính sách bảo hành tốt nhất.

 
Nguyễn Thị Mai Anh - Phú La- Hà Đông. Email: linhmai29@gmail.com
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hàng hóa có khuyết tật gây ra là gì, thưa ông?
 
Luật sư Phạm Đức Thảo, Đoàn Luật sư TP Hà Nội:
1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp hàng hóa có khuyết tật do mình cung cấp gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng, kể cả khi tổ chức, cá nhân đó không biết hoặc không có lỗi trong việc phát sinh khuyết tật, trừ trường hợp quy định tại Điều 24 của Luật này.
2. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm:
a) Tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa;
b) Tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa;
c) Tổ chức, cá nhân gắn tên thương mại lên hàng hóa hoặc sử dụng nhãn hiệu, chỉ dẫn thương mại cho phép nhận biết đó là tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa;
d) Tổ chức, cá nhân trực tiếp cung cấp hàng hóa có khuyết tật cho người tiêu dùng trong trường hợp không xác định được tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bồi thường thiệt hại quy định tại các điểm a, b và c khoản này.

 
Đinh Văn Thiện - Hoàn Kiếm - Hà Nội. Email: thien@gmail.com
Hiện có nhiều doanh nghiệp sản xuất đang phải đối mặt với nạn hàng giả, hàng nhái, vậy những doanh nghiệp đó có hỗ trợ lực lượng quản lý thị trường trong công tác chống hàng giả, hàng nhái không, thưa ông? Nếu doanh nghiệp chưa thực hiện việc hỗ trợ lực lượng quản lý thị trường thì nguyên nhân do đâu?

 
Ông Nguyễn Công San, Phó Chi cục trưởng Chi cục quản lý thị trường Hà Nội:
Hiện nay trong công tác đấu tranh chống hàng giả hàng nhái hàng vi phạm sở hữu công nghiệp cũng đã có một số DN là chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc trực tiếp hoặc thông qua các văn phòng luật sư được ủy quyền đã phối hợp với Chi Cục QLTT Hà Nội. Việc phối hợp được thực hiện thông qua tập huấn kỹ thuật nhận biết hàng thật- giả. Công tác giám sát nắm tình hình đối với các đối tượng vi phạm.
Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số chủ sở hữu chưa thực sự quan tâm đến việc bảo vệ quyền lợi của mình hoặc có một số DN chưa  hợp tác chặt chẽ với cơ quan thực thi pháp luật về sở hữu trí tuệ. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên xuất phát từ một số lý do như:
  • Các chủ sở hữu không muốn công khai cách nhận biết hàng thật- hàng giả do lo ngại các đối tượng làm hàng giả có thể khắc phục những yếu tố khác biệt khiến cho việc phát hiện, nhân biết hàng giả trở nên khó khăn hơn.
  • Một số DN còn chưa chú trọng đầu tư kinh phí dành cho công tác chống hàng giả cao (ví dụ như kinh phí thuê văn phòng luật sư; kinh phí dành cho bộ phận thuộc DN chuyên về điều tra thị trường chống hàng giả,…) hoặc tham gia vào các Hiệp hội chống hàng giả hoặc Hiệp hội tiêu dùng cũng như chưa có thông tin đầy đủ chặt chẽ đối với các trung tâm thương mại, các siêu thị quảng bá về chất lượng và phân biệt giữa hàng giả và hàng thật do DN sản xuất.
Lưu Hồng Dương - Đà Nẵng
Khi có yêu cầu của người tiêu dùng về việc giải quyết quyền lợi bị xâm hại thì các cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ có trách nhiệm như thế nào, thưa ông?

 
Luật sư Phạm Đức Thảo, Đoàn Luật sư TP Hà Nội:
1. Theo Điều 26 về việc giải quyết yêu cầu bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, khi cơ quan có trách nhiệm nhận được yêu cầu của người tiêu dùng, cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cấp huyện có trách nhiệm yêu cầu các bên giải trình, cung cấp thông tin, bằng chứng hoặc tự mình xác minh, thu thập thông tin, bằng chứng để xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cấp huyện có trách nhiệm trả lời bằng văn bản việc giải quyết yêu cầu bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; trường hợp xác định tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ vi phạm quyền lợi người tiêu dùng, văn bản trả lời phải có các nội dung sau đây:
a) Nội dung vi phạm;
b) Biện pháp khắc phục hậu quả;
c) Thời hạn thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả;
d) Biện pháp xử lý vi phạm hành chính, nếu có.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm b khoản 2 điều này bao gồm:
a) Buộc tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thu hồi, tiêu hủy hàng hóa hoặc ngừng cung cấp hàng hóa, dịch vụ;
b) Đình chỉ hoặc tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh của tổ chức, cá nhân vi phạm;
c) Buộc tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ loại bỏ điều khoản vi phạm quyền lợi người tiêu dùng ra khỏi hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung.
4. Ngoài các biện pháp quy định tại khoản 3 Điều này, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ tái phạm còn bị đưa vào Danh sách tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ vi phạm quyền lợi người tiêu dùng.
Nguyễn Lan Chi - Hoàng Mai - Hà Nội. Email: lanchi@gmail.com
Hiện tại, HC được biết nhiều với chiến lược cam kết giá bán sản phẩm rẻ hơn so với các siêu thị điện máy khác.Làm sao để HC có thể duy trì mức giá rẻ hơn này?
 
Ông Nghiêm Hoài Nam– Giám đốc trung tâm chăm sóc khách hàng VHC:
Chúng tôi cam kết được giá rẻ hơn hoặc bằng đối thủ cạnh tranh, vì chúng tôi có sự chuẩn bị tốt về tài chính, các trung tâm không phải trả tiền thuê mặt bằng, phần lớn mặt bằng trung tâm có diện tích trên 3.000 m2 trở lên.  Các trung tâm siêu thị được đầu tư xây dựng bài bản, chúng tôi tự thiết kế  và trực tiếp giám sát thi công các siêu thị có chất lượng xây dựng cao.
Ngoài ra chúng trọng nguồn nhân lực, có trung tâm đào tạo riêng của công ty, do vậy nhân sự của chúng tôi có phong cách làm việc chuyên nghiệp, giúp giảm thiểu chi phí nhân công.
Chúng tôi  hợp đồng hợp tác toàn diện với các hãng và nhà sản xuất, mục tiêu mở rộng thị trường rộng khắp trên cả nước. Dự kiến 2015 chúng tôi có 16-18 trung tâm, quy mô lớn, cung cấp chục nghìn sản phẩm, với hàng trăm nhà cung cấp. Kho hàng ở tất cả các trung tâm, do vậy chúng tôi có được chính sách tốt  về giá của nhà sản xuất.

 
Trần Quốc Trung - Láng Hạ
Trong trường hợp có tranh chấp thì việc giải quyết tranh chấp được thực hiện theo các phương thức nào, thưa ông?
Luật sư Phạm Đức Thảo, Đoàn Luật sư TP Hà Nội:
Tại Điều 30 quy định về phương thức giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ như sau:
1. Tranh chấp phát sinh giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ được giải quyết thông qua:
a) Thương lượng;
b) Hòa giải;
c) Trọng tài;
d) Tòa án.
2. Không được thương lượng, hòa giải trong trường hợp tranh chấp gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích của nhiều người tiêu dùng, lợi ích công cộng.

 
Hoàng Văn Sáu - Bắc Ninh
Tổ chức xã hội có những hình thức tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng như thế nào?
Luật sư Phạm Đức Thảo, Đoàn Luật sư TP Hà Nội:
Các tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thông qua các hoạt động:
- Hướng dẫn, giúp đỡ, tư vấn người tiêu dùng khi có yêu cầu;
- Đại diện người tiêu dùng khởi kiện hoặc tự mình khởi kiện vì lợi ích công cộng;
- Cung cấp cho cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thông tin về hành vi vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.
- Độc lập khảo sát, thử nghiệm; công bố kết quả khảo sát, thử nghiệm chất lượng hàng hóa, dịch vụ do mình thực hiện; thông tin, cảnh báo cho người tiêu dùng về hàng hóa, dịch vụ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thông tin, cảnh báo của mình; kiến nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng…
Những hình thức này được quy định cụ thể tại Điều 27 - 28, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010.

 
Lê Văn Đặng - Hà Đông - Hà Nội. Email: dang@gmail.com
Xin ông cho biết lý do nào khiến hàng giả, hàng nhái vẫn còn “đất sống”, phải chăng có như vậy là bởi người tiêu dùng chưa biết cách phân biệt hàng giả-hàng thật, đang giữ thói quen sử dụng hàng giả, nhái nhãn mác ?
Ông Nguyễn Công San, Phó Chi cục trưởng Chi cục quản lý thị trường Hà Nội:
Trong thời gian qua, công tác đấu tranh chống sản xuất hàng giả, hàng vi  phạm SH CN của lực lượng QLTT Hà Nội đã đạt được kết quả tốt; kiểm tra, xử lý nhiều vụ việc vi phạm lớn, góp phần ổn định thị trường trên địa bàn. Tuy nhiên, hoạt động SX, buôn bán hàng giả vẫn còn tồn tịa vì những lí do sau:
  • Việc phối hợp giữa chủ sở hữu nhãn hiệu đối với cơ quan chức năng còn chưa được quan tâm đúng mức, đôi khi không hợp tác với cơ quan thực thi pháp luật về SHTT trong khi thực tế việc nhận biết hàng thật- hàng giả chỉ có chủ thể mới đủ kĩ thuật chuyên môn để nhận biết.
  • Cán bộ, công chức trong các lực lượng chức năng mới chỉ được tập huấn kĩ thuật nhận biết hàng thật- hàng giả đối với một số nhãn hiệu quyen thuộc, có kĩ thuật nhận biết hàng thật- hàng giả đối với một số nhãn hiệu quen thuộc, có sự hướng dẫn của chủ sở hữu. Còn dối với các nhãn hiệu mới, ít người biết thì cán bộ, công chức trong các lực lượng chức năng chưa đủ kĩ thuật để nhận biết.
  • Bên cạnh dó, còn có nguyên nhân khách quan một phần hạn chế từ người tiêu dùng  khiến hàng giả vẫn tồn tại. Khi nói đến nguyên nhân từ NTD ta có thể chia thành hai nhóm: Một nhóm là bộ phận nhỏ người tiêu dùng mặc dù biết là hàng giả nhưng do giá rẻ và do thói quen thích sử dụng hàng hóa của các thương hiệu nổi tiếng nên vẫn chấp nhận. Còn có một số bộ phận NTD do điều kiện kinh tế khó khăn có thói quen lựa chọn mặt hàng có mức giá rẻ hơn để sử dụng mà không biết đó là hàng thật hay hàng giả do chưa đủ kĩ năng và thông tin để nhận biết.
Phó Đức Ánh - Phú Thọ
Nghĩa vụ của người tiêu dùng theo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng?
Luật sư Phạm Đức Thảo, Đoàn Luật sư TP Hà Nội:
Ngoài quy định về quyền lợi, Luật còn quy định rất cụ thể về nghĩa vụ của người tiêu dùng trong việc  bảo đảm và tạo điều kiện cho công tác bảo vệ quyền lợi họ được thực hiện một cách hiệu quả, cụ thể:
- Người tiêu dùng có nghĩa vụ kiểm tra hàng hóa trước khi nhận; lựa chọn tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, không làm tổn hại đến môi trường, trái với thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội, không gây nguy hại đến tính mạng, sức khỏe của mình và của người khác; thực hiện chính xác, đầy đủ hướng dẫn sử dụng hàng hóa, dịch vụ.
- Người tiêu dùng có nghĩa vụ thông tin cho cơ quan Nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan khi phát hiện:
+ Hàng hóa, dịch vụ lưu hành trên thị trường không bảo đảm an toàn, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng;
+ Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có hành vi xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng.
(Điều 9 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010)

 
Đinh Thị Hằng Nga - Bắc Giang
Trách nhiệm của bên thứ ba trong việc cung cấp thông tin về hàng hóa dịch vụ cho người tiêu dùng?

 
Luật sư Phạm Đức Thảo, Đoa
Các giải pháp chống hàng giả, hàng nhái - Ảnh 6
TAG: