Các hoạt động trong dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2022

Hoàng Quân
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Theo Giám đốc Khu di tích lịch sử Đền Hùng Lê Trường Giang, công tác chuẩn bị Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2022 đã cơ bản hoàn tất, bao gồm các hoạt động phần lễ và phần hội.

Với chủ đề "Linh thiêng nguồn cội, đất Tổ Hùng Vương"- Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2022, được tổ chức quy mô cấp tỉnh gắn với kỷ niệm 10 năm UNESCO công nhận "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ" là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Giỗ Tổ Hùng Vương (10/3 Âm lịch) năm 2022 sẽ trùng vàongày 10/4 Dương lịch.
Giỗ Tổ Hùng Vương (10/3 Âm lịch) năm 2022 sẽ trùng vàongày 10/4 Dương lịch.

Chia sẻ với phóng viên Kinh tế & Đô thị sáng ngày 31/3, Giám đốc Khu di tích lịch sử Đền Hùng Lê Trường Giang cho biết, đến nay công tác chuẩn bị đã cơ bản hoàn tất, bao gồm các hoạt động phần lễ và phần hội. Cụ thể, ở phần lễ sẽ gồm: Lễ Giỗ đức Quốc Tổ Lạc Long Quân và Lễ dâng hương tưởng niệm Tổ Mẫu Âu Cơ ngày 6/3 âm lịch; Lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng ngày 10/3 âm lịch và Lễ dâng hoa tại Bức phù điêu "Bác Hồ nói chuyện với cán bộ, chiến sỹ Đại đoàn quân tiên phong".

“Đối với Lễ dâng hương của các huyện, thành, thị trong tỉnh Phú Thọ tại Đền Hùng; Lễ rước kiệu về Đền Hùng của các xã, phường, thị trấn vùng ven khu di tích sẽ được thực hiện tuỳ thuộc vào tuỳ hình điều kiện thực thế, trong đó số người tham gia sẽ phải đảm bảo về công tác phòng chống dịch Covid-19” – ông Lê Trường Giang nhấn mạnh.

Người dân tránh khung giờ 7 giờ – 9 giờ  sáng ngày 10/3 âm lịch, vì đây là thời điểm lãnh đạo Đảng, Nhà nước thực hiện nghi lễ dâng hương.
Người dân tránh khung giờ 7 giờ – 9 giờ  sáng ngày 10/3 âm lịch, vì đây là thời điểm lãnh đạo Đảng, Nhà nước thực hiện nghi lễ dâng hương.

Trong khi đó, phần hội bao gồm 12 nội dung với nhiều hoạt động truyền thống như biểu diễn đánh trống đồng, đâm đuống vào ngày 6/3 Âm lịch; hội thi gói, nấu bánh chưng và giã bánh giầy tỉnh Phú Thọ vào ngày 8/3 âm lịch; lễ hội truyền thống đình Hùng Lô và giải bơi chải trên hồ công viên Văn Lang vào ngày 9/3 Âm lịch. Đặc biệt, chương trình nghệ thuật phục vụ Giỗ Tổ Hùng Vương gắn với kỷ niệm 10 năm UNESCO công nhận "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ" sẽ được diễn ra vào tối 9/3 âm lịch… Ngoài ra, Khu di tích lịch sử Đền Hùng thực hiện trưng bày chuyên đề “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương - Hội tụ và lan tỏa”.

"Các nội dung hoạt động quảng bá, tuyên truyền về Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương sẽ được Ban tổ chức đẩy mạnh và đậm nét. Trong ngày 10/3 Âm lịch, tỉnh Phú Thọ cũng vận động người dân thực hiện mâm cúng gia tiên, nhớ về cội nguồn” - ông Lê Trường Giang cho biết thêm.

Giỗ Tổ Hùng Vương gắn với kỷ niệm 10 năm UNESCO công nhận "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ".
Giỗ Tổ Hùng Vương gắn với kỷ niệm 10 năm UNESCO công nhận "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ".

Ngoài ra, Khu di tích lịch sử Đền Hùng đã hoàn tất công tác sửa chữa, cải tạo, bổ sung các phương án an toàn, phòng chống dịch bệnh Covid-19, PCCC… Đặc biệt, sẽ không có người ăn xin, bán hàng rong, các đội tự quản để cung cấp dịch vụ gánh lễ giúp du khách, tránh tình trạng lộn xộn, tranh giành trong dịp Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2022. Người dân tránh khung giờ 7 giờ – 9 giờ  sáng ngày 10/3 âm lịch, vì đây là thời điểm lãnh đạo Đảng, Nhà nước thực hiện nghi lễ dâng hương. Nếu đến Đền Hùng vào thời điểm này, người dân có thể dâng hương tại Đền thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân và Đền thờ Tổ Mẫu Âu Cơ.

“Ban Quản lý đã lê kế hoạch cụ thể, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị chức năng để xây dựng phương án chuẩn bị đón khách, kể cả khi lượng khách tăng cao đột biến. Trong trường hợp lượng khách quá đông, Ban tổ chức sẽ vận động bà con dành thời gian tham quan triển lãm, xem múa rối nước, trải nghiệm trò chơi dân gian trong khuôn viên Đền Hùng. Cùng với đó sẽ cũng bố trí thêm các dịch vụ cắm trại, dã ngoại, vui chơi giải trí cho trẻ em để phục vụ du khách” - Giám đốc Khu di tích lịch sử Đền Hùng nhấn mạnh.