Các quốc gia nào có bánh Trung thu?

Như Hương (Tổng hợp)
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Mâm cỗ cúng trăng truyền thống trong ngày Tết Trung thu ở Việt Nam gồm 5 loại hoa quả tượng trưng cho ngũ hành trong trái đất, bánh nướng, bánh dẻo với nhiều hương vị khác nhau.

Bánh nướng, bánh dẻo là 2 loại bánh đặc trưng của Tết Trung thu ở Việt Nam, có hình tròn hoặc hình vuông tượng trưng cho đất trời hay sự viên mãn sung túc. Bánh nướng có vỏ ngoài vàng óng, còn bánh dẻo lại trắng ngà với mùi thơm đặc trưng của từng hương vị.

Bánh Trung thu của Việt Nam
Bánh Trung thu của Việt Nam

Bánh dẻo được làm từ bột gạo nếp, đường, nước hoa bưởi hoặc vani. Những miếng bánh ngọt được thưởng thức với trà xanh, thường là trà đặc – một trong những thức uống yêu thích của người Á Đông. 

Các quốc gia nào có bánh Trung thu? - Ảnh 1

Bánh Trung thu Hàn Quốc gọi là Songpyeon, có hình trăng khuyết hoặc hình bán nguyệt chứ không phải hình tròn hoặc vuông như bánh Trung thu ở nhiều nước châu Á. 

Các quốc gia nào có bánh Trung thu? - Ảnh 2

Vì người Hàn Quốc cho rằng, trăng phải có lúc tròn lúc khuyết giống như cuộc đời của con người luôn luôn biến đổi để đạt tới sự hoàn mỹ. Nguyên liệu để làm bánh Songpyeon khá đơn giản gồm bột gạo, đậu xanh, đường và quan trọng nhất là lá thông.

Bánh Trung thu ở Hàn Quốc gọi là Songpyeon.
Bánh Trung thu ở Hàn Quốc gọi là Songpyeon.

Ngoài màu trắng truyền thống, bánh còn được biến tấu với màu hồng, xanh đậm, vàng,… Vì bánh được hấp trên lá kim thông nên có hương thơm tươi mát của lá thông.

Các quốc gia nào có bánh Trung thu? - Ảnh 3

Ngoài ra, người Hàn Quốc còn ăn bánh kếp và đồ chiên trong Chuseok, chẳng hạn như bánh kếp ớt, bánh pancake Alaska, bánh pancake zucchini hoặc các loại bánh kếp khác.

Món bánh truyền thống của người Triều Tiên trong dịp này này bánh nướng xốp (muffin). Mọi nhà đều hấp bánh này và biếu tặng cho nhau.

Vào dịp Trung thu, người dân Triều Tiêu làm bánh Muffin để biếu tặng nhau. Ảnh: Internet.
Vào dịp Trung thu, người dân Triều Tiêu làm bánh Muffin để biếu tặng nhau. Ảnh: Internet.

Bánh muffin nướng xốp giống như bán nguyệt- nửa vầng trăng, làm từ bột gạo, bên trong là nhân đậu, mứt, táo,...Vì lúc hấp, đệm lót có sự giãn nở nên có tên gọi như vậy.

Bánh Trung thu tại Trung Quốc thường mang hình tròn tượng trung cho sự đoàn viên, viên mãn, gần giống với bánh Trung thu ở Việt Nam. Lớp bánh làm mỏng, trong nhân sen, đậu xanh hoặc trứng muối, được nướng và thưởng thức khi bánh chín vàng đều. 

Bánh trung thu Trung Quốc được chia thành bốn loại chính.
Bánh trung thu Trung Quốc được chia thành bốn loại chính.

Bánh Trung thu Trung Quốc được chia thành bốn loại chính như: kiểu Quảng Đông, kiểu Bắc Kinh, kiểu Triều Sơn và kiểu Tô Châu. Phần nhân thường bao gồm: bột hạt sen, lòng đỏ trứng, bột đậu đỏ, ngũ cốc, giăm bông, hạt dưa, hải sản khô, hành lá và hạt tiêu, cũng như các hương vị mới phổ biến, như: sữa trứng kem, mocha, pho mát, gạo tím với thạch dừa…

Các quốc gia nào có bánh Trung thu? - Ảnh 4

Bánh Trung thu ở Singapore có hình dáng khá giống với bánh Trung thu ở Việt Nam nhưng hương vị thì hoàn toàn khác như: bánh dẻo nhân trà xanh hay bánh nướng nhân bí đỏ, nhân sầu riêng. Bánh dẻo không còn giữ màu trắng truyền thống nữa mà được biến tấu với đủ loại màu sắc.

Bánh Trung thu tại Singapore.
Bánh Trung thu tại Singapore.

Bánh Trung thu ở Philippines thường được gọi là Hopia (bánh nướng ngon), gồm nhiều "phiên bản" như: hopiang mungo (bán nướng đậu xanh), hopiang baboy (bánh nướng thịt heo), hopiang Hapon (Bánh nướng Nhật Bản), hopiang ube (bánh nướng khoai lang tím)...

Bánh Trung thu tại Philippines được gọi là Hopia. 
Bánh Trung thu tại Philippines được gọi là Hopia. 

Lễ hội Trung thu ở Nhật Bản còn được gọi là ‘Tsukimil và Jugoya. Vào đêm Trung thu, Tsukimi Dango, khoai môn, edamame, hạt dẻ, rượu sake được dâng lên mặt trăng để cầu nguyện cho một vụ mùa bội thu. Dịp Trung thu, người Nhật vừa ngắm trăng tròn vừa thưởng thức những món ăn truyền thống, đặc biệt là bánh Tsukimi dango - bánh nếp nhỏ xinh và tròn trịa tượng trưng cho vầng trăng trên trời. Tsukimi Dango là một trong những món ăn Trung thu tiêu biểu nhất ở Nhật Bản và mọi hộ gia đình đều phải có.

Dango là một loại bánh ngọt truyền thống của Nhật Bản được làm từ bột gạo nếp (mochiko).
Dango là một loại bánh ngọt truyền thống của Nhật Bản được làm từ bột gạo nếp (mochiko).

Dango là một loại bánh ngọt truyền thống của Nhật Bản được làm từ bột gạo nếp (mochiko). Nó là một loại bánh hình cầu không có màu. Ngoài ra còn có bánh mang hình dạng elip và thỏ cũng rất phổ biến ở Nhật Bản. Tsukimi Dango hầu như không có hương vị, vì vậy bánh thường được dùng với bột đậu đỏ, xi-rô đường nâu, kinako hoặc nước sốt teriyaki.

Các quốc gia nào có bánh Trung thu? - Ảnh 5

Tsukimi dango giống như bánh trôi nước, nhưng được nướng sơ qua cho nóng giòn. Khi ăn bánh, người ta thường thêm chút mật đường ngọt lịm lên trên. Bánh luôn được đặt trang trọng trên một chiếc kệ nhỏ ngay hiên nhà, thích hợp cho việc vừa ngắm trăng vừa nhâm nhi.

Các quốc gia nào có bánh Trung thu? - Ảnh 6

Bên cạnh nhân vật chính là Tsukimi dango, lễ Trung Thu ở Nhật còn có sự góp mặt của khoai lang, hạt dẻ, các loại mì như: soba, ramen...

Người Malaysia thường làm bánh Trung thu trong ngày rằm tháng 8 và thắp đèn lồng. Bánh Trung thu được bày bán ở khắp nơi. Cùng với đó là các hoạt động vui chơi giải trí, văn hóa sôi động như múa lân, múa sư tử tạo nên không khí tưng bừng ở trên các đường phố.

Trong đêm Trung thu ở Thái Lan, tất cả già trẻ gái trai đều phải tham gia lễ cúng trăng, mọi người sẽ ngồi quây quần bên bàn thờ Quan Thế Âm Bồ Tát và Bát Tiên để cầu nguyện những điều tốt đẹp nhất. 

Bánh hình quả đào thường được làm tại dịp Trung thu tại Thái Lan.
Bánh hình quả đào thường được làm tại dịp Trung thu tại Thái Lan.

Phía trên bàn thờ sẽ bày quả đào và bánh Trung thu. Người Thái Lan cho rằng, làm như vậy Bát Tiên sẽ giúp mang đào tới cung trăng để chúc thọ Quan Âm và các vị thần tiên sẽ ban phước lành cho mọi người. 

Bánh Trung Thu hình quả đào của Thái Lan.
Bánh Trung Thu hình quả đào của Thái Lan.

Vì vậy, bánh Trung Thu ở Thái Lan có hình dạng giống quả đào. Trong ngày này, người Thái cũng thường ăn bưởi – loại quả tượng trưng cho sự viên mãn.

Cốm dẹt và một số lễ vật trong ngày này như mía, khoai, chuối... được ăn trong lễ hội trông trăng ở Campuchia.
Cốm dẹt và một số lễ vật trong ngày này như mía, khoai, chuối... được ăn trong lễ hội trông trăng ở Campuchia.

Lễ hội trông trăng ở Campuchia diễn ra muộn hơn hẳn, thường là vào rằm tháng 10 âm lịch chứ không phải vào 15/8 như các nước khác. Lễ hội này thường được gọi là lễ hội Ok-Om-Pok. Món ăn đặc trưng của người dân Campuchia trong ngày lễ hội này chủ yếu là cốm dẹt và một số lễ vật trong ngày này như mía, khoai, chuối...