Các quốc gia nỗ lực ứng cứu sau thảm họa lịch sử tại Myanmar
Kinhtedothi - Trận động đất 7,7 độ Richter xảy ra ngày 28/3 tại Myanmar đã trở thành một trong những thảm họa thiên nhiên nghiêm trọng nhất trong nhiều thập kỷ qua tại khu vực Đông Nam Á.
Theo thống kê sơ bộ, ít nhất 1.700 người đã thiệt mạng, hơn 3.400 người bị thương và khoảng 300 người vẫn đang mất tích. Tâm chấn được xác định là TP Mandalay – khu vực đông dân cư và là trung tâm kinh tế lớn, nơi hứng chịu thiệt hại nặng nề về nhà cửa, công trình xây dựng và hệ thống hạ tầng thiết yếu.
Sau thảm họa, cộng đồng quốc tế đã nhanh chóng triển khai các hoạt động cứu trợ. Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Malaysia, Singapore, Việt Nam và nhiều quốc gia khác đã cử đội cứu hộ và cung cấp viện trợ nhân đạo cho Myanmar.

Lực lượng cứu hộ Trung Quốc tiến hành tìm kiếm các nạn nhân tại khu chung cư Sky Villa ở TP Mandalay, Myanmar. Ảnh: EPA
Liên Hợp Quốc đã nhanh chóng phân bổ khoản viện trợ khẩn cấp trị giá 5 triệu USD nhằm hỗ trợ Myanmar khắc phục hậu quả sau thảm họa. Khoản kinh phí này được sử dụng để giải quyết tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng về vật tư y tế, đồng thời hỗ trợ công tác sửa chữa, tái thiết các cơ sở hạ tầng thiết yếu bị tàn phá trong động đất. Tổ chức này cũng đang phối hợp chặt chẽ với các tổ chức nhân đạo và chính quyền sở tại nhằm đẩy nhanh tiến độ cứu trợ và đảm bảo tiếp cận nhanh chóng tới những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
Đáng chú ý, đội cứu hộ Trung Quốc đã giải cứu thành công một phụ nữ bị mắc kẹt gần 60 giờ dưới đống đổ nát của Khách sạn Vạn Lý Trường Thành ở Mandalay. Tại Thái Lan, các chuyên gia kỹ thuật Trung Quốc và quân nhân Mỹ đang hỗ trợ tìm kiếm và cứu hộ tại hiện trường tòa nhà 30 tầng bị sập ở Bangkok.

Chiến dịch kéo dài khoảng tám giờ với sự phối hợp của các thành viên thuộc Sở Cứu hỏa Naypyitaw. Ảnh: Facebook của Lực lượng Phòng vệ Dân sự Singapore.
Công tác cứu hộ tại Myanmar đang đối mặt với nhiều khó khăn do cơ sở hạ tầng bị tàn phá nghiêm trọng, hệ thống y tế và lưới điện quá tải. Tình trạng thiếu hụt vật tư y tế, thiết bị tìm kiếm và nhu yếu phẩm đang cản trở nỗ lực cứu trợ. Ngoài ra, các dư chấn tiếp tục xảy ra, bao gồm một trận động đất 5,1 độ Richter tại Naypyidaw, làm phức tạp thêm tình hình và gây lo ngại cho người dân.

Lực lượng cứu hộ nỗ lực giải cứu cư dân bị mắc kẹt dưới đống đổ nát của tòa nhà bị động đất phá hủy ở Mandalay (Myanmar). Ảnh: Myanmar Rescue-Mandalay
Tình hình an ninh tại Myanmar tiếp tục diễn biến phức tạp bất chấp thảm họa động đất vừa xảy ra. Các nhóm vũ trang đối lập cáo buộc chính quyền quân sự vẫn tiến hành không kích vào một số khu vực dân sự, làm gia tăng lo ngại trong cộng đồng quốc tế về mức độ nhân đạo trong ứng phó khủng hoảng.
Trong bối cảnh đó, Chính phủ Thống nhất Quốc gia (NUG) đã tuyên bố tạm dừng mọi hoạt động tấn công quân sự của lực lượng Phòng vệ Nhân dân (PDF) kể từ ngày 30/3 tại những khu vực chịu ảnh hưởng bởi động đất, nhằm tạo điều kiện cho công tác cứu hộ và hỗ trợ người dân bị nạn.

Tháp không lưu sân bay Naypyitaw của Myanmar bị sập, toàn bộ nhân viên thiệt mạng
Kinhtedothi - Trận động đất mạnh 7,7 độ richter chiều ngày 28/3 làm sập nhiều cơ quan của Myanmar, bao gồm trụ sở Bộ Ngoại giao và Lao động ở Naypyitaw, khiến nhiều người thiệt mạng, trong đó có Thư ký Thường trực của Bộ Lao động.

Số người thiệt mạng trong động đất tại Myanmar tăng đột biến
Số người thiệt mạng trong trận động đất kinh hoàng tại Myanmar đã tăng vọt lên 1.644 người vào thứ Bảy, so với con số 1.002 người được báo cáo trước đó, theo truyền hình nhà nước Myanmar.

Gian nan việc cứu hộ trong trận động đất lịch sử ở Myanmar và Thái Lan
Kinhtedothi - Trận động đất mạnh 7,7 độ Richter xảy ra tại Myanmar và Thái Lan gây ra nhiều thiệt hại về người và của, khiến công tác cứu hộ gặp nhiều khó khăn.