- Vỡ đập Bản Kiều (Trung Quốc)
Đập Bản Kiều, Trung Quốc. |
Thảm họa gây ra một cơn sóng khổng lồ trải rộng gần 10km, cao từ 3-7,5m lao đi với vận tốc khoảng 48km/giờ.
Đêm ngày 8/8/1975, hàng trăm người gồng mình trong cơn bão, cố gắng chồng những bao cát lên để bảo vệ đập Bản Kiều. Đó là một cuộc chiến gần như vô vọng bởi cơn lũ quá lớn.
Từ 170.000 đến 240.000 người đã thiệt mạng trong vụ vỡ đập này, tuy nhiên con số chính thức mà chính quyền công bố chỉ là 85.600 người chết.
- Vỡ đập Machhu-2 (Ấn Độ)
Vào ngày 11/8/979, đập dài bốn cây số Machhu-2 trên sông Machhu ở Gujarat bị sụp đổ dẫn đến thành phố công nghiệp Morbi nằm cách hạ lưu 5 km và các vùng nông thôn xung quanh đã phá hủy hàng ngàn ngôi nhà và cuộc sống của người dân ở đó.
Đập Machchu, Ấn Độ. |
Sự cố vỡ đập là do mưa lớn lien tiếp 10 ngày và lũ lụt lớn đẫn đến vượt quá công suất của đập. Dòng chảy sau lượng mưa lớn đạt 16307 m3/giây, gấp 3 lần công suất được thiết kế đã khiến con đập bị vỡ. Trong vòng 20 phút, lũ lụt từ 3,7 - 9,1 m chiều cao đã làm ngập các khu vực thấp của thị trấn công nghiệp Morbi.
Theo số liệu ước tính cũ thì số người thiệt mạng trong sự cố vỡ đập Machhu-2 là 1.800 - 25.000 người. Vụ vỡ đập Machhu-2 trở thành vụ vỡ đập tồi tệ nhất trong kỷ lục Guinness.
- Vỡ đập South Fork (Mỹ)
Đập South Fork là một đập đá đổ nằm khoảng 13 km về phía đông của Johnstown, Pennsylvania. Được xây dựng lần đầu vào năm 1852, mục đích chính của đập là cung cấp nguồn nước cho một bộ phận của kênh Pennsylvania. Con đập cao khoảng 22 m, dài 284 m, rộng 3m tại đỉnh, và rộng 67m tại chân của nó.
Đập South Fork. |
Cửa xả hoạt động cống bị sập và một phần của con đập bị cuốn trôi vào năm 1862 là kết quả của việc bảo trì kém. Năm 1879, con đập bị vỡ sau nhiều lần được cảnh báo rò rỉ nước ở nhiều chỗ đến mức không thể vá xuể.
Và chuyện gì tới cũng phải tới, khi lượng mưa vào tháng 5/1889 vượt quá sức chứa của hồ thủy điện này, 20 tấn nước đã khiến đập South Fork đổ sập và gây thiệt hại ít nhất 17 triệu USD, đồng thời khiến 2.209 người chết.
- Lở đất của đập Vajont (Ý)
Đập Vajont hoàn thành vào năm 1959 và là một trong những con đập lớn nhất thế giới vào thời điểm đó. Vào lúc 22 giờ 39 phút, ngày 9/10/1963, lở đất xuất hiện ở đỉnh núi Monte Toc, trên biên giới giữa Veneto và Friuli Venezia Giulia.
Đập Vajont. |
Khoảng 260 triệu m3 đá đã vỡ ra và rơi với tốc độ 110km/h vào hồ chứa của đập Vajont, tạo ra một làn sóng khổng lồ chứa ít nhất 50 triệu m3 nước. Con đập không bị thiệt hại nghiêm trọng. Tuy nhiên, nó làm mực nước trong hồ tang lên chóng mặt. Lũ lụt đã phá hủy nhiều ngôi làng trong thung lũng và giết chết gần 2.000 người – 80% dân số của Longarone, ngôi làng lớn nhất ở hạ lưu đập.
- Vỡ đập Kurenivka (Ukraine)
Vào những năm 50 thế kỷ trước, Ukraine xây một đập chắn nước dẫn nước thải từ một nhà máy gạch, tạo thành một hồ nước nhân tạo trên cánh đồng Babyn Yar.
Một tháng trước ngày xảy ra tai họa, dân cư quận Siretz và Kurenivka nhận thấy nước đã rò rỉ qua những bức tường bê-tông của hệ thống đê, nhưng không ai để tâm đến chuyện đó. Ngày 13/3/1961, đập chắn nước bị vỡ. Một con sóng nước mang đầy rác và chất thải dài 14m tràn qua một con đập ở Babyn Yar, quét qua các con phố ở quận Kurenivka của Kiev. Trong vòng một giờ, nước và rác rưởi tràn ngập một diện tích 30 héc-ta. Giao thông tại Kurenivka bị đình trệ hai tháng liền.
Theo ước tính, từ 1.500 đến 2.000 người đã chết do hậu quả của thảm họa.