Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Cách nào đạt mục tiêu xuất nhập khẩu cả năm?

Kinhtedothi - Các địa phương thường có nhiều DN FDI lớn nhất cả nước như TP Hồ Chí Minh, Bắc Ninh, Bình Dương… đang "hụt hơi" trong xuất nhập khẩu suốt nhiều tháng đầu năm...

Vì thế, tìm các giải pháp để phục hồi hoạt động này nửa cuối năm 2023 nhằm đạt các mục tiêu đề ra là rất quan trọng.

Số liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy, nửa đầu năm 2023, các địa phương như TP Hồ Chí Minh, Bắc Giang, Thái Nguyên, Bình Dương... đều có kim ngạch xuất khẩu sụt giảm nhiều tỷ USD.

Cụ thể, cả nước có 7 tỉnh, TP có kim ngạch xuất khẩu đạt từ 10 tỷ USD trở lên, nhưng chỉ duy nhất Bắc Giang tăng trưởng dương với mức tăng 8% so với cùng kỳ (đạt 10,7 tỷ USD).

Các địa phương còn lại là TP Hồ Chí Minh, Bắc Ninh, Bình Dương, Thái Nguyên, Hải Phòng và Đồng Nai, đều bị sụt giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong đó, TP Hồ Chí Minh giảm tới hơn 5 tỷ USD so với cùng kỳ 2022 (đạt 19,95 tỷ USD).

Tại Bắc Ninh, tình hình xuất nhập khẩu cũng chưa nhìn thấy những tín hiệu tốt.

Do suy giảm kinh tế thế giới và trong nước ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động sản xuất, kinh doanh và xuất nhập khẩu của các DN nên tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh này (GRDP) 6 tháng đầu năm 2023 tăng trưởng âm; chỉ số sản xuất công nghiệp giảm 19%, kim ngạch xuất nhập khẩu giảm 23,7% so cùng kỳ năm 2022.

Tính chung 5 tháng đầu năm 2023 của cả nước, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa ước đạt 262,54 tỷ USD, giảm 14,7% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, xuất khẩu hàng hóa ước đạt 136,17 tỷ USD, giảm 11,6%; nhập khẩu hàng hóa ước đạt 126,37 tỷ USD, giảm 17,9% so với cùng kỳ năm trước. Cán cân thương mại hàng hóa 5 tháng đầu năm 2023 ước tính xuất siêu 9,8 tỷ USD.

Như vậy, để đạt được quy mô tương đương năm ngoái (hơn 730 tỷ USD), trong thời gian còn lại của năm 2023, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam phải đạt khoảng 500 tỷ USD, tương đương bình quân gần 67 tỷ USD mỗi tháng.

Đây là mục tiêu đầy thách thức đặt ra đối với cơ quan quản lý và cộng đồng DN.

Phía các tổ chức tài chính quốc tế đánh giá, kinh tế Việt Nam sẽ “ấm lên” trong nửa cuối năm nay, nhất là quý IV/2023, do xuất khẩu bắt đầu hồi phục rõ nét hơn, cùng cú hích từ các biện pháp hỗ trợ với các ngành, lĩnh vực sản xuất.

Do đó, để tiếp tục duy trì cũng như đẩy mạnh xuất khẩu trong những tháng cuối năm, các cơ quan chức năng tập trung đổi mới và tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại hướng đến các thị trường mới, thị trường còn tiềm năng như Ấn Độ, châu Phi, Trung Đông và Đông Âu…

Các thị trường ít bị ảnh hưởng bởi lạm phát và tăng trưởng khả quan (ASEAN) cũng được khai thác tích cực; đặc biệt, quyết liệt đột phá vào các thị trường mới.

Bên cạnh đó, thời gian tới, Việt Nam cũng cần thúc đẩy phát triển sản xuất và hỗ trợ DN; đồng thời bám sát tình hình sản xuất của các ngành, lĩnh vực, tổ chức làm việc với một số ngành, địa phương trọng điểm về công nghiệp theo phân công của Chính phủ để kịp thời nắm bắt tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển sản xuất.

Ưu tiên nguồn lực cho gạo Việt xuất khẩu

Ưu tiên nguồn lực cho gạo Việt xuất khẩu

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Rủi ro lạm phát lớn, không thể chủ quan

Rủi ro lạm phát lớn, không thể chủ quan

04 Apr, 05:06 AM

Tốc độ tăng CPI (chỉ số giá tiêu dùng) bình quân đã được Quốc hội điều chỉnh khoảng 4,5 - 5%, cao hơn khoảng 0,5% so với chỉ tiêu đã đặt ra trong những năm gần đây. Dù vậy, từ nay tới cuối năm lạm phát vẫn là một thách thức lớn khi Việt Nam phải đối mặt với nhiều yếu tố biến động không lường trước từ cả trong và ngoài nước.

Kỷ lục mới của các tỷ phú

Kỷ lục mới của các tỷ phú

04 Apr, 05:04 AM

Kinhtedothi - Danh sách tỷ phú năm 2025 của tạp chí Forbes không chỉ lập kỷ lục mới về số thành viên, mà còn chứng kiến các tỷ phú tiếp tục định hình thế giới từ phòng họp đến chính trường. Trong bức tranh thịnh vượng đó, các tỷ phú công nghệ tiếp tục khẳng định vị thế thống trị, với những cái tên quen thuộc như Elon Musk, Mark Zuckerberg và Jeff Bezos dẫn đầu. Tuy nhiên, các gương mặt mới nổi cùng những câu chuyện đầy bất ngờ cũng làm bảng xếp hạng năm nay trở nên sôi động.

Chinh phục giấc mơ nâng tầm đặc sản quê hương

Chinh phục giấc mơ nâng tầm đặc sản quê hương

28 Mar, 09:38 AM

Kinhtedothi - Với tư duy nhạy bén, năng động, chị Hoàng Bảo Trâm (35 tuổi) - nhà sáng lập Công ty TNHH 2G đã thành công đưa hương vị đặc biệt của món bánh tráng mắm ruốc đến với thị trường trong và ngoài nước.

Bột rau Quảng Thanh chinh phục thị trường thế giới

Bột rau Quảng Thanh chinh phục thị trường thế giới

23 Mar, 04:49 PM

Kinhtedothi - Từ những loại rau lá bình dị, canh tác hữu cơ, bột rau sấy lạnh Quảng Thanh không chỉ thành công chinh phục người tiêu dùng trong nước, mà còn từng bước tiếp cận nhiều thị trường khó tính trên thế giới…

Ngọc Lan giúp đặc sản của địa phương vươn tầm

Ngọc Lan giúp đặc sản của địa phương vươn tầm

15 Mar, 03:00 PM

Kinhtedothi - Không chỉ thành công gắn sao OCOP cho đặc sản của địa phương, sản phẩm do DN tư nhân Chế biến Thực phẩm Ngọc Lan sản xuất còn gợi nhớ ký ức tuổi thơ của bao người, chắp cánh cho đặc sản quê hương vươn ra thị trường thế giới…

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ