Cách ngăn ngừa chứng sa sút trí tuệ
Các yếu tố rủi ro khiến chứng bệnh tăng lên, trước hết là do huyết áp cao. Những người bị huyết áp cao (tăng huyết áp) liên tục ở tuổi trung niên (45 - 65 tuổi) có nhiều khả năng mắc chứng mất trí nhớ hơn so với những người có huyết áp bình thường, đặc biệt là chứng mất trí nhớ do mạch máu, do nó liên quan đến tim, động mạch và tuần hoàn máu.
Nhiều nghiên cứu phát hiện thấy những người hút thuốc có nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ cao hơn so với những người không hút thuốc hoặc đã từng hút thuốc nay bỏ hẳn.
Những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 ở độ tuổi trung niên có nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ cao hơn, đặc biệt là bệnh Alzheimer và chứng mất trí nhớ do mạch máu.... Vậy cách nào phòng, chống chứng sa sút trí tuệ?
Hãy duy trì cuộc sống vận động, năng di chuyển. Đi bộ, chạy bộ, khiêu vũ, bơi lội, đạp xe, làm vườn hoặc làm việc nhà. Bất kỳ hoạt động thể chất nào cũng tốt hơn là không có hoạt động nào cả.
Mất thính giác ở tuổi trung niên có thể làm tăng nguy cơ sa sút trí tuệ lên trung bình 90%. Sử dụng máy trợ thính nếu cần chúng giúp giảm nguy cơ.
Luôn kết nối và gắn kết với gia đình, bạn bè và cộng đồng. Sự cô lập với xã hội trong cuộc sống cuối đời có thể làm tăng nguy cơ sa sút trí tuệ lên tới trên 60%.
Phối hợp với bệnh viện, bác sĩ quản lý các tình trạng phức tạp như bệnh tiểu đường và béo phì một cách tốt nhất có thể. Hai tình trạng này đặc biệt có thể làm tăng nguy cơ sa sút trí tuệ.
Bỏ hoặc giảm hút thuốc càng sớm càng tốt để cải thiện sức khỏe não bộ và giảm nguy cơ mất trí nhớ.
Trầm cảm không chỉ là cảm giác buồn bã mà nó còn tạo ra nhiều hệ lụy khác. Hãy tìm kiếm sự hỗ trợ và điều trị để giúp cải thiện tâm trạng và chức năng não, cũng như hạn chế tác dụng bất lợi từ trầm cảm gây ra.
Theo dõi và quản lý huyết áp và sức khỏe tim mạch. Sức khỏe tim mạch tốt đồng nghĩa sức khỏe não tốt, minh mẫn và không bị lú lẫn.
Tránh xa các hoạt động có thể khiến não bị tổn thương. Tuân thủ luật lệ giao thông và tín hiệu dành cho người đi bộ. Cẩn thận xung quanh mọi lúc, mọi nơi. Vui chơi, du lịch và làm việc an toàn.
Hãy cố gắng ngủ ngon từ 6 - 8 giờ mỗi đêm. Nếu mắc chứng ngưng thở khi ngủ hoặc các vấn đề về giấc ngủ khác, hãy tư vấn bác sĩ, lựa chọn điều trị cho phù hợp.

Tuổi trẻ có dễ mắc bệnh Alzheimer hoặc sa sút trí tuệ không?
Kinhtedothi - Nếu bạn đang ở độ tuổi 80 hoặc 70 và nhận thấy rằng mình đang bị mất trí nhớ thì việc lo lắng rằng bạn có thể đang phát triển bệnh Alzheimer hoặc một dạng sa sút trí tuệ khác là điều hợp lý.

Mối quan hệ giữa bệnh tiểu đường và chứng sa sút trí tuệ
Kinhtedothi - Trong nhiều năm qua, người ta đã biết rằng bệnh tiểu đường loại 2 làm tăng nguy cơ đột quỵ và bệnh tim. Nhiều nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng bệnh tiểu đường cũng làm tăng nguy cơ sa sút trí tuệ.
Kiểm soát tốt huyết áp giúp giảm nguy cơ sa sút trí tuệ
Kinhtedothi - Mọi người đều nói về tầm quan trọng của việc điều trị huyết áp cao, “kẻ giết người thầm lặng”.