Đảng và Nhà nước ta thường xuyên đưa ra đường lối chỉ đạo và ban hành các chính sách trong lĩnh vực cải cách hành chính. Công tác cải cách hành chính không phải chỉ là nhiệm vụ riêng của một cấp chính quyền, một lĩnh vực nào mà nó là nhiệm vụ chung và có thể nói là hàng đầu của bộ máy chính trị, các cấp chính quyền và nhân dân. Chúng ta có thể thấy rõ được sự quyết tâm cải cách hành chính của Việt Nam thông qua các Văn kiện Đại hội Đảng các kỳ họp của Đảng, các quyết định, chỉ thị, kế hoạch, chương trình của Chính phủ, Thành phố Hà Nội với vai trò là Thủ đô cũng là trung tâm chính trị- Văn hoá, khoa học, xã hội, kinh tế của cả nước cũng đang nghiêm túc thực hiện công tác cải cách hành chính. Cải cách hành chính có vị trí quan trọng luôn là một khâu đột phá trong nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của thành phố Hà Nội. Với bản thân, tôi nhận thấy nội dung cải cách tài chính là một trong những nội dung rất quan trọng và theo tôi cần: a, Thực hiện cân đối ngân sách tích cực, bảo đảm tỷ lệ tích luỹ hợp lý cho đầu tư phát triển, dành nguồn lực cho con người, nhất là cải cách chính sách tiền lương và an sinh xã hội. b, Thực hiện đổi mới căn bản cơ chế sử dụng kinh phí nhà nước và cơ chế xây dựng, triển khai các nhiệm vụ khoa học, công nghệ theo hướng lấy mục tiêu và hiệu quả ứng dụng là tiêu chuẩn hàng đầu, chuyển các đơn vị sự nghiệp khoa học công nghệ sang cơ chế tụ chủ, tự chịu trách nhiệm, phát triển các doanh nghiệp khoa học, công nghệ, các quỹ đổi mới công nghệ và quỹ đầu tư mạo hiểm xây dựng đồng bộ chính sách đào tạo, thu hút, trọng dụng, đãi ngộ xứng đáng nhân tài khoa học và công nghệ. c, Thực hiện đổi mới cơ chế phân bổ ngân sách cho cơ quan hành chính nhà nước tiến tới xoá bỏ chế độ cấp kinh phí theo số lượng biên chế, thay thế bằng cơ chế cấp ngân sách dựa trên kết quả và chất lượng hoạt động, hướng vào kiểm soát đầu ra, chất lượng chi tiêu theo mục tiêu, nhiệm vụ của các cơ quan hành chính nhà nước. d, Tăng đầu tư, đồng thời đẩy mạnh xã hội hoá, huy động toàn xã hội chăm lo phát triển giáo dục, đào tạo, y tế, Dân số – KHHGĐ, thể dục, thể thao. Đổi mới cơ chế hoạt động nhất là cơ chế tài chính của các đơn vị sự nghiệp địch vụ công, chú trọng đổi mới cơ chế tài chính của các cơ sở giáo dục, đào tạo, y tế công lập theo hướng tự chủ, công khai, minh bạch. Chuẩn hoá chất lượng dịch vụ giáo dục, đào tạo, y tế, nâng cao chất lượng các cơ sở giáo dục, đào tạo, khám chữa bệnh. Cải cách hành chính là một yêu cầu tất yếu của chính quyền các cấp từ Trung ương tới địa phương. Để thực hiện tốt công tác cải cách hành chính tại thành phố Hà Nội, cần có sự chung sức, chung lòng của toàn thể chính quyền, các cơ quan, đơn vị, các quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn thuộc thành phố. Mục tiêu của công tác cải cách hành chính, cần đặt lợi ích của người dân, tổ chức lên hàng đầu, đồng thời cũng phải thực hiện nghiêm túc và song song các nội dung để xây dựng nền hành chính trong sạch, hiện đại vì nhân dân. Một trong những yếu tố quan trọng để thực hiện được đều phụ thuộc vào yếu tố con người. Con người ở đây không phải chỉ là đội ngũ cán bộ, công chức mà còn có cả nhân dân Thủ đô. Trong công tác cải cách hành chính, nhân dân chính là người được thụ hưởng, được nhà nước phục vụ các lợi ích chính đáng cuả mình và cũng chính nhân dân là người giám sát việc thực hiện các hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước. Vì vậy, trong công tác cải cách hành chính tại các cơ quan hành chính cần có sự chung lòng của nhân dân để tạo nên một nền hành chính vững mạnh, trong sạch đảm bảo các mục tiêu của một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.