Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Cải cách thủ tục hành chính: Gia tăng sự hài lòng của người dân

Kinhtedothi - Năm 2019, công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC), thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông (MCLT) tiếp tục được Hà Nội xác định là một nhiệm vụ trọng tâm, khâu đột phá. Với những kết quả đạt được, đã góp phần ngày càng gia tăng sự hài lòng của người dân mỗi khi phải giải quyết giấy tờ.
 Hướng dẫn người dân làm TTHC tại bộ phận một cửa quận Hoàn Kiếm. Ảnh: Thanh Hải
99% hồ sơ được giải quyết đúng, trước hạn
Trưởng Phòng Cải cách hành chính - CCHC (Sở Nội vụ) Phạm Tuấn Anh đánh giá: Năm 2019, kết quả nổi bật trong CCHC của TP không chỉ cải thiện rõ rệt mối quan hệ chính quyền - người dân mà còn tạo chuyển biến rõ nét, tạo thuận lợi cho công dân.
Thống kê cho thấy, UBND TP đã bãi bỏ 30 TTHC cấp sở, 2 TTHC cấp huyện, 2 TTHC cấp xã; sửa đổi bổ sung 41 TTHC; 9 TTHC liên thông với Bộ Tư pháp; 3 TTHC liên thông nội bộ TP; bãi bỏ 29 TTHC lĩnh vực thi đua, khen thưởng thuộc thẩm quyền Sở Nội vụ, UBND cấp huyện, UBND cấp xã… UBND TP cũng chuẩn hóa, xóa bỏ dữ liệu TTHC dư thừa, trùng lặp trên cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia về TTHC...
Đến giữa tháng 11/2019, toàn TP có 1.818 TTHC thì 100% được thực hiện tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ và giải quyết TTHC (bộ phận một cửa-BPMC); 100% quyết định công bố TTHC sau khi ban hành được công khai trên CSDL quốc gia về TTHC và tại BPMC. Toàn TP có 1.448 dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) mức độ 3, 4 (đạt tỷ lệ 80%), trong đó 239 DVCTT mức 4. Số hồ sơ tiếp nhận trên Cổng Dịch vụ công và hệ thống một cửa điện tử TP đạt hơn 2,2 triệu hồ sơ.
Tăng thuận lợi nhờ tăng liên thông
Thực tế năm 2019, cùng với chỉ đạo tăng cường rà soát, bãi bỏ những TTHC không cần thiết và rút gọn thành phần hồ sơ, quy trình giải quyết, TP cũng tập trung chỉ đạo các sở, ngành xây dựng đề án, quy trình liên thông TTHC nhằm ngày càng tạo thuận lợi cho người dân, DN; tiết giảm thời gian, chi phí; cải thiện môi trường đầu tư. Đáng chú ý, thực hiện quy chế phối hợp liên thông về đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ BHYT cho trẻ dưới 6 tuổi, đến nay BHXH TP đã triển khai thủ tục liên thông cấp thẻ BHYT cho trẻ dưới 6 tuổi tại BHXH của 30 quận, huyện, thị xã bằng giao dịch hồ sơ điện tử và chuyển qua dịch vụ bưu chính; giảm thời gian từ 7 ngày còn chưa tới 2 ngày với địa bàn quận và 3 ngày với địa bàn huyện.
Đến nay, cả nước có duy nhất Hà Nội thực hiện được TTHC liên thông này theo Thông tư liên tịch 05/2015/TTLT-BTP-BCA-BYT. Ngoài ra, nhiều nhóm TTHC khác cũng được đề xuất thực hiện liên thông: Đăng ký khai tử - xóa đăng ký thường trú - hưởng chế độ tử tuất, hỗ trợ mai táng phí - hưởng mai táng phí; thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch… Phát huy những kết quả này, sang năm 2020, TP xác định tiếp tục chú trọng rà soát, đơn giản hóa, kiến nghị đơn giản hóa theo thẩm quyền các TTHC để tạo thuận lợi tối đa cho người dân. Đồng thời, tham mưu hoàn thiện, mở rộng quy chế liên thông, quy trình phối hợp trong giải quyết TTHC...
Dù vậy, để tạo được hài lòng thực sự của người dân mỗi khi giải quyết TTHC, từ TP đến cấp xã còn không ít hạn chế cần sớm khắc phục. Như tại địa bàn nông thôn, do nhiều người dân chưa quen sử dụng CNTT, giao dịch tại BPMC lại đa số là người nhiều tuổi không thành thạo dùng máy tính hay điện thoại thông minh, không nhiều người có địa chỉ email...; một số xã có diện tích BPMC hạn hẹp; thiết bị CNTT chưa đầy đủ... Những khó khăn đó là nguyên nhân quan trọng dẫn đến kết quả khiêm tốn trong triển khai DVCTT, giải quyết TTHC. Điển hình tại Thạch Thất, đến nay mới triển khai được 133/257 TTHC cấp huyện (52%) và 30/137 TTHC cấp xã (22%) thực hiện DVCTT mức 3, 4. Trong 10 tháng năm 2019, cấp xã mới đạt 54,91% về DVCTT mức 3, 4. Phó trưởng Phòng Nội vụ huyện Đặng Việt Cường chia sẻ: Một số xã đạt kết quả hạn chế về giải quyết TTHC, nhiều hồ sơ quá hạn nhất là lĩnh vực đất đai, xây dựng, có nguyên nhân do cơ sở vật chất, trình độ của CBCC địa phương, song một phần khách quan còn do một số văn bản quy định thời gian thực hiện TTHC chưa thống nhất.
Trước thực tế đó, nhiều huyện, xã kiến nghị TP sớm số hóa CSDL hiện có để giải quyết hồ sơ hành chính nhanh, tiện hơn; chú trọng đầu tư, nâng cao trình độ CNTT cho CBCC tham gia giải quyết TTHC; thường xuyên điều chỉnh quy trình giải quyết TTHC cho phù hợp...
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Còn nhiều việc có thể làm tốt hơn cho người dân

Còn nhiều việc có thể làm tốt hơn cho người dân

27 May, 11:46 AM

Kinhtedothi - Quyết tâm cao, chuyển biến mạnh mẽ trong chỉ đạo, điều hành của TP cho tới nỗ lực trong thực thi nhiệm vụ của các cơ quan, chính quyền cơ sở đã tạo nên tiến bộ vượt bậc về Chỉ số đo lường sự hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) của Hà Nội năm 2024.

Hà Nội: thực hiện đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất qua hình thức trực tuyến từ ngày 1/6/2025

Hà Nội: thực hiện đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất qua hình thức trực tuyến từ ngày 1/6/2025

27 May, 09:35 AM

Kinhtedothi – Ngày 27/5, Trung tâm Phục vụ hành chính công TP Hà Nội cho biết, từ ngày 1/6/2025, Trung tâm tiếp nhận toàn bộ hồ sơ nhóm thủ tục hành chính lĩnh vực đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất bằng hình thức trực tuyến.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ