Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Cẩn trọng để tránh hàng giả, hàng nhái

Kinhtedothi - Cận Tết là thời điểm các đối tượng làm ăn phi pháp lợi dụng nhu cầu tiêu dùng tăng cao tung hàng giả, hàng kém chất lượng ra thị trường. Đây là vấn nạn nhức nhối khiến lực lượng chức năng, cơ quan quản lý không khỏi “đau đầu” tìm cách đấu tranh, ngăn chặn.

Dịp Tết Nguyên đán hằng năm là cao điểm mua sắm, thị trường hàng hóa sôi động hơn bao giờ hết với những mặt hàng chủ yếu như: thực phẩm chế biến, bánh kẹo, rượu, bia, thuốc lá, nước giải khát, hàng gia dụng, quần áo, giày dép… Đây cũng là thời điểm hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ len lỏi vào thị trường, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, kinh doanh và sức khỏe của người tiêu dùng. Điều đáng nói là các mặt hàng này ngày càng được sản xuất tinh vi, với nhiều chủng loại và có mặt ở khắp nơi từ thành thị đến nông thôn, khiến cho người tiêu dùng rơi vào “ma trận” khi mua sắm, vì không phân biệt được đâu là thật, đâu là giả.

Lực lượng chức năng nhận định, dù liên tục phát hiện, kiểm tra, bắt giữ số lượng lớn các loại hàng giả, hàng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc nhưng tình trạng này vẫn diễn biến phức tạp, nhất là thời điểm giáp Tết. Đáng lo ngại, bên cạnh phương thức, thủ đoạn cũ, các đối tượng sử dụng phương thức, thủ đoạn mới, khó lường như: không khai báo, khai không đúng với thực tế hàng hóa, che giấu nguồn gốc, tuyến đường của lô hàng; hàng hóa vi phạm được cất giấu tinh vi, giấu lẫn trong hàng hóa không vi phạm, đánh tráo, rút ruột đối với hàng hóa quá cảnh. Đặc biệt, những đối tượng này cũng lợi dụng hoạt động thương mại điện tử, trang mạng xã hội, chuyển phát nhanh, bưu điện để mua bán, vận chuyển, trà trộn hàng giả, hàng lậu, hàng kém chất lượng...

Một điều đáng lưu tâm nữa là dịp Tết Nguyên đán là thời điểm nhiều DN khuyến mại, xả hàng hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Tuy nhiên, không ít đối tượng đã lợi dụng chương trình này để tiêu thụ hàng lậu, hàng giả do nước ngoài sản xuất nhưng gắn nhãn của DN Việt. Sức lôi cuốn của những loại hàng này là giá rẻ hơn rất nhiều hàng thật. Với việc mua “đồ hiệu” giá rẻ, vô tình người tiêu dùng đã tiếp tay cho hành vi vi phạm pháp luật của các đối tượng.

Để xử lý hiệu quả vấn nạn nêu trên, nhiều chuyên gia cho rằng, việc kiểm tra, kiểm soát thị trường cần được triển khai thực hiện quyết liệt hơn nữa với mục tiêu cao nhất là bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng và uy tín của DN sản xuất chân chính trong nước. Về phía DN cần chủ động sử dụng các phương án tem chống giả, chú trọng đăng ký quyền sở hữu trí tuệ… nhằm bảo vệ thương hiệu của mình trong xu hướng chuyển đổi số hiện nay.

Tuy nhiên, chính mỗi người dân cũng cần ý thức bảo vệ mình, nên mua hàng ở những đơn vị kinh doanh có thương hiệu, uy tín, có đầy đủ hóa đơn chứng từ, tem nhãn đúng quy định của pháp luật. Và quan trọng hơn cả là người dân cần coi việc mua hàng thật, có nguồn gốc xuất xứ là đương nhiên, không tiếp tay cho các đối tượng sản xuất hàng giả, không rõ nguồn gốc.

Thiết nghĩ, cùng với sự vào cuộc của các ngành chức năng, mỗi người dân cũng cần phối hợp với lực lượng chức năng trong phòng, chống vấn nạn hàng giả, hàng nhái, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Trường hợp phát hiện dấu hiệu vi phạm, người tiêu dùng cần phản ánh tới cơ quan quản lý hoặc cơ quan công an, cũng như chủ động chia sẻ thông tin để cộng đồng biết và phòng tránh.

Nan giải cuộc chiến chống hàng giả, hàng lậu trên môi trường mạng

Nan giải cuộc chiến chống hàng giả, hàng lậu trên môi trường mạng

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Để khoa học công nghệ phát huy sứ mệnh

Để khoa học công nghệ phát huy sứ mệnh

05 Apr, 11:47 AM

Kinhtedothi - Tại cuộc họp Bộ Chính trị, Ban Bí thư nghe báo cáo và cho ý kiến về Chuyên đề đột phá phát triển khoa học công nghệ (KHCN) đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số mới đây, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là lựa chọn bắt buộc, con đường duy nhất đưa đất nước phát triển.

Doanh nghiệp là mục tiêu hướng tới

Doanh nghiệp là mục tiêu hướng tới

03 Apr, 11:20 AM

Kinhtedothi - Hà Nội đặt mục tiêu thành lập mới 150.000 DN trong giai đoạn 2021 - 2025, với tốc độ tăng trưởng khoảng 30.000 DN mỗi năm. Hà Nội cũng đang nỗ lực thúc đẩy nhiều giải pháp hỗ trợ cho sự phát triển của cộng đồng DN, đặc biệt là các DN nhỏ và vừa, nhằm tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế và việc làm.

Thuận tiện và tiết kiệm

Thuận tiện và tiết kiệm

02 Apr, 05:49 AM

Kinhtedothi - Những băn khoăn của người dân về việc “liệu có phải đổi lại các loại giấy tờ khi tên các đơn vị hành chính thay đổi hay không” dường như đã được gỡ bỏ. Bộ Nội vụ mới đây đã có đề xuất, các loại giấy tờ đã được cơ quan có thẩm quyền cấp cho cá nhân, tổ chức trước thời điểm sáp nhập cấp tỉnh, cấp xã vẫn có giá trị sử dụng nếu còn thời hạn, nếu chuyển đổi thì không mất phí.

Sự sàng lọc cần thiết

Sự sàng lọc cần thiết

01 Apr, 03:24 PM

Kinhtedothi - Trong Dự thảo Luật Cán bộ, Công chức (sửa đổi) đang được lấy ý kiến, Bộ Nội vụ đề xuất bổ sung quy định về sát hạch cán bộ, công chức để thực hiện cơ chế sàng lọc đội ngũ theo nguyên tắc cạnh tranh, có vào, có ra, có lên, có xuống.

Lấy đầu tư công làm động lực

Lấy đầu tư công làm động lực

31 Mar, 05:15 AM

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ban hành Chỉ thị về việc giao chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm nhằm đảm bảo mục tiêu tăng trưởng GRDP năm 2025 đạt từ 8% trở lên, trong đó, dịch vụ tăng 8,6% trở lên; công nghiệp tăng 7% trở lên...

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ