Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Căng thẳng thương mại khiến kinh tế toàn cầu đối mặt nguy cơ giảm tốc kéo dài

Kinhtedothi - Ngân hàng Thế giới cảnh báo nền kinh tế toàn cầu đang đối mặt với giai đoạn tăng trưởng chậm kéo dài, trong bối cảnh chính sách thương mại của Mỹ tiếp tục làm gián đoạn hoạt động thương mại quốc tế và gia tăng bất ổn kinh tế. Dù chưa rơi vào suy thoái, triển vọng tăng trưởng hiện nay đang trở nên u ám, đặc biệt ở các khu vực nghèo nhất thế giới.

Trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Toàn cầu công bố hôm thứ Ba, Ngân hàng Thế giới dự báo tăng trưởng sản lượng toàn cầu sẽ chỉ đạt 2,3% trong năm 2025, giảm so với mức 2,8% của năm ngoái và thấp hơn cả mức dự báo 2,7% đưa ra hồi tháng Một.

Tổ chức tài chính này nhận định thế giới đang trên đà bước vào thập kỷ có tốc độ tăng trưởng yếu nhất kể từ những năm 1960.

Ông Indermit Gill, nhà kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới, nhấn mạnh nền kinh tế toàn cầu hiện đang rơi vào tình trạng hỗn loạn. "Nếu không có điều chỉnh kịp thời, tác động đối với mức sống của người dân toàn cầu sẽ rất nghiêm trọng."

Mỹ đã triển khai nhiều biện pháp thuế quan trong thời gian qua, bao gồm mức thuế 10% đối với hàng nhập khẩu và 50% đối với thép và nhôm. Ngoài ra, Washington cũng từng nâng mức thuế đối với hàng hóa từ Trung Quốc lên 145% trước khi hạ xuống nhằm tạo điều kiện cho đàm phán. Các động thái này đã đẩy mức thuế trung bình tại Mỹ lên mức cao nhất trong vòng một thế kỷ.

Báo cáo được công bố trong thời điểm các cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đang diễn ra tại London. Trước đó, hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã áp dụng các biện pháp kiểm soát xuất khẩu, hạn chế tiếp cận của nhau đối với các mặt hàng có liên quan đến công nghệ cao và an ninh. Mặc dù một thỏa thuận đình chiến thương mại tạm thời đã đạt được trong tháng trước, các vòng đàm phán tiếp theo vẫn chưa mang lại tiến triển đáng kể.

Khách hàng chọn mua sản phẩm tại cửa hàng Pangdonglai ở TP Hứa Xương, tỉnh Hà Nam, miền Trung Trung Quốc. Ảnh: Xinhua

Ngân hàng Thế giới cho rằng nếu thuế suất toàn cầu được cắt giảm một nửa, tăng trưởng toàn cầu có thể được cải thiện thêm 0,2 điểm phần trăm trong hai năm tới. Đồng thời, tổ chức này cũng khuyến nghị các quốc gia đang phát triển, nơi thường duy trì mức thuế cao, nên giảm rào cản thương mại để thúc đẩy tăng trưởng.

Ông Gill khẳng định hợp tác kinh tế vẫn là lựa chọn ưu tiên và hiệu quả hơn mọi giải pháp thay thế, mang lại lợi ích chung cho tất cả các bên.

Về triển vọng khu vực, báo cáo cho thấy các nền kinh tế đang phát triển và thị trường mới nổi vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng cao hơn nhóm quốc gia phát triển. Tuy nhiên, tại các nước thu nhập thấp, tăng trưởng vẫn quá chậm để bù đắp những tổn thất mà đại dịch để lại.

Mỹ là quốc gia ghi nhận mức điều chỉnh giảm dự báo tăng trưởng mạnh nhất. Sản lượng kinh tế của nước này được kỳ vọng chỉ tăng 1,4% trong năm nay, giảm một nửa so với mức 2,8% của năm ngoái và thấp hơn gần một điểm phần trăm so với dự báo đưa ra hồi đầu năm.

Ngân hàng Thế giới cho rằng sự gia tăng các rào cản thương mại, biến động thị trường và bất ổn chính sách đang tạo áp lực lớn lên tiêu dùng tư nhân, thương mại toàn cầu và đầu tư quốc tế. Ngoài ra, đầu tư cũng được dự đoán sẽ tiếp tục suy giảm do chi phí tài chính tăng, nhu cầu tiêu dùng yếu và môi trường kinh doanh kém ổn định.

Đọc thêm: Quân bài bí mật trong tay Trung Quốc đang gây sức ép lên Mỹ

Tại Trung Quốc, tốc độ tăng trưởng năm nay được dự báo sẽ giảm từ 5% xuống còn 4,5%. Nguyên nhân chủ yếu là do xuất khẩu sang Mỹ chững lại rõ rệt. Trong tháng 5, kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc sang thị trường Mỹ giảm hơn 34% so với cùng kỳ năm trước - mức suy giảm mạnh nhất kể từ năm 2020. Sự suy giảm này được cho là một trong những yếu tố thúc đẩy Bắc Kinh nối lại đàm phán với Washington tại London. Tuy vậy, chính sách tài khóa hỗ trợ của chính phủ Trung Quốc được kỳ vọng sẽ góp phần duy trì tiêu dùng và đầu tư trong nước.

Triển vọng tăng trưởng tại nhiều khu vực khác cũng tỏ ra kém lạc quan. Khu vực đồng euro được dự báo chỉ tăng trưởng 0,7% trong năm nay, giảm so với mức 0,9% của năm ngoái. Ấn Độ vẫn giữ vị thế là nền kinh tế lớn tăng trưởng nhanh nhất thế giới, với mức tăng trưởng dự kiến đạt 6,3%, dù thấp hơn so với các dự báo trước. Nhật Bản được kỳ vọng sẽ cải thiện tốc độ tăng trưởng từ mức 0,2% của năm trước lên 0,7% trong năm nay, nhưng vẫn thấp hơn đáng kể so với kỳ vọng ban đầu của Ngân hàng Thế giới.

Giá thép hôm nay 9/6: giảm do lo ngại kinh tế Trung Quốc

Giá thép hôm nay 9/6: giảm do lo ngại kinh tế Trung Quốc

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Nhật Bản điều chỉnh chiến lược năng lượng trước làn sóng AI

Nhật Bản điều chỉnh chiến lược năng lượng trước làn sóng AI

20 Jun, 07:25 AM

Kinhtedothi - Nhu cầu điện tăng vọt từ các trung tâm dữ liệu đang khiến Nhật Bản phải tính lại bài toán năng lượng. Sau nhiều năm giảm phụ thuộc vào khí đốt, nước này đang quay lại ký kết các hợp đồng nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) dài hạn để bảo đảm nguồn cung ổn định.

Sự trỗi dậy của vàng

Sự trỗi dậy của vàng

20 Jun, 04:28 AM

Kinhtedothi - Vàng đã trở thành tài sản dự trữ lớn thứ hai thế giới, chỉ sau USD. Điều này không chỉ đánh dấu một bước ngoặt lớn trên bản đồ tài chính thế giới, mà còn củng cố niềm tin vào giá trị bền vững của vàng.

Tiết lộ "sốc" về số người Mỹ thành triệu phú mỗi ngày

Tiết lộ "sốc" về số người Mỹ thành triệu phú mỗi ngày

19 Jun, 09:39 PM

Kinhtedothi - Với tổng cộng hơn 379.000 triệu phú mới được tạo ra trong năm ngoái, Mỹ không chỉ dẫn đầu thế giới về tốc độ gia tăng tài sản mà còn chiếm gần 40% tổng số triệu phú toàn cầu, vượt xa các khu vực như Tây Âu và Trung Quốc đại lục cộng lại.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ