Cảnh báo 20 hình thức lừa đảo qua mạng xã hội, điện thoại

Thái San
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Thời gian gần đây, các đối tượng lừa đảo với nhiều chiêu bài “tung hoành” trên không gian mạng và qua các cuộc gọi, tin nhắn điện thoại, khiến nhiều người nhẹ dạ cả tin mất sạch tiền.

Qua các phương thức lừa đảo của các đối tượng, luật sư Nguyễn Ngọc Hùng - Trưởng Văn phòng Luật sư Kết Nối đã đưa ra cảnh báo 20 hình thức lừa đảo qua mạng xã hội, điện thoại thường gặp, người dân cần phải đề cao cảnh giác.

  1. Giả danh cơ quan pháp luật yêu cầu nạn nhân chuyển khoản tiền vào số tài khoản do đối tượng cung cấp để điểu tra phục vụ.
  2. Giả danh nhân viên ngân hàng hướng dẫn cung cấp phần mềm rồi lấy thông tin và chiếm đoạt tiền trong tài khoản của nạn nhân.
  3. Lừa nâng cấp sim 4G: Nếu nạn nhân làm theo hướng dẫn sẽ mất số điện thoại và tài khoản ngân hàng đăng ký theo số điện thoại đó.
  4. Lừa đảo trúng thưởng: Gọi điện thông báo trúng thưởng (xe, điện thoại,...). Yêu cầu đóng phí để nhận thưởng rồi chiếm đoạt tiền.
  5. Bẫy tình trên mạng xã hội: Giả là người nước ngoài gửi quà về, sau đó giả làm nhân viên hải quan yêu cầu đóng phí mới nhận quà.
  6. Tuyển cộng tác viên đặt mua đơn hàng trên mạng, nhận tiền % 1-2 lần đầu, đến đơn hàng lớn hơn sẽ bị lỗi, không nhận được tiền.
  7. Mạo danh bảo hiểm xã hội thông báo nạn nhân đang nợ tiền hoặc trục lợi quỹ bảo hiểm xã hội, yêu cầu đóng phí để chiếm đoạt.
  8. Chuyển tiền làm từ thiện: Lừa gửi tiền về làm từ thiện, bạn được hưởng 30-40%, sau đó giả làm hải quan yêu cầu đóng phí.
  9. Cho số lô, số đề để đánh: Để nhận được số phải đóng phí, không trúng thì mất phí. Nếu trúng phải chia hoa hồng cho đối phương.
  10. Hack facebook, zalo,...: Chiếm quyền đăng nhập vào tài khoản facebook, zalo...., nhắn tin cho bạn bè người thân hỏi mượn tiền.
  11. Giả danh nhân viên y tế gọi điện thoại thông báo người thân đang nằm viện cấp cứu trong bệnh viện, yêu cầu chuyển tiền ngay để mổ gấp.
  12. Tìm người làm việc ở nhà: Quảng cáo lợi nhuận thu hút người chơi, khi nạp số tiền lớn vào sàn thì sàn sập, không rút được tiền.
  13. Lập sàn giao dịch ảo: Gửi link để thanh toán trực tuyến. Yêu cầu nạn nhân chuyển tiền trước đặt cọc rồi chiếm đoạt toàn bộ số tiền.
  14. Mua bán hàng trực tuyến: Gửi link để thanh toán trực tuyến. Yêu cầu nạn nhân chuyển tiền trước đặt cọc rồi chiếm đoạt toàn bộ số tiền.
  15. Chuyển tiền nhầm để ép vay: chuyển tiền vào tài khoản nạn nhân, sau một thời thì yêu cầu trả tiền như một khoản vay và đóng lãi.
  16. Mạo danh công ty tài chính: Cung cấp khoản vay tiền lãi suất thấp, thủ tục đơn giản, yêu cầu nạn nhân đóng phí vay rồi chiếm đoạt.
  17. Giả danh cán bộ xử lí giao thông thông báo nạn nhân từng vi phạm lỗi giao thông và liên quan đến đường dây tội phạm, yêu cầu chuyển tiền để phục vụ điều tra.
  18. Gọi điện thoại khủng bố đòi nợ người vay và cả bạn bè, người thân của người vay.
  19. Giả danh lãnh đạo lập facebook, zalo... rồi sử dụng hình ảnh, uy tín của lãnh đạo nhắn tin cho cấp dưới để vay tiền.
  20. Giả danh cán bộ viễn thông thông báo nạn nhân nợ cước hoặc tín dụng, sau đó giả làm công an yêu cầu đóng tiền để phục vụ kiểm tra.

Trong giai đoạn đẩy mạnh và tăng tốc chuyển đổi số hiện nay, các đối tượng xấu đã lợi dụng sự bùng nổ về công nghệ thông tin, những tiện ích mà công nghệ thông tin mang lại để thực hiện nhiều vụ lừa đảo trực tuyến, chiếm đoạt tài sản có giá trị cao.

Khi các công nghệ mới xuất hiện, đối tượng tấn công mạng, lừa đảo cũng sẽ tìm cách để lợi dụng, khai thác đánh vào điểm yếu nhất - đó là con người, áp dụng nhiều biện pháp tác động tâm lý để lấy lòng tin và dẫn dắt theo kịch bản. Các hình thức lừa đảo trên mạng, qua điện thoại liên tục gia tăng, từ lừa đảo đánh cắp thông tin cá nhân, lừa đảo tình cảm, lừa đảo đầu tư… nhưng mục tiêu cuối cùng của các đối tượng chính là tiền.

Theo Phó Cục trưởng Phụ trách Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) Trần Đăng Khoa, hành vi lừa đảo trực tuyến thời gian qua phổ biến hơn. Việc lừa đảo đánh cắp thông tin cá nhân là bước đệm để thực hiện lừa đảo tài chính. Đối tượng lừa đảo lợi dụng tâm lý nhẹ dạ, cả tin hoặc đánh vào lòng tham để đạt mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Bộ TT&TT đã thực hiện nhiều biện pháp quyết liệt bảo vệ người dân trên không gian mạng như phát triển các trang thông tin, xử lý tin nhắn rác, lừa đảo (chongthurac.vn); trang cảnh báo an toàn thông tin Việt Nam (canhbao.khonggianmang.vn); cung cấp công cụ nhận diện lừa đảo trực tuyến, kỹ năng phòng, chống lừa đảo (congcu.khonggianmang.vn)…

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần