Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hàng xóm mở lối đi sang lối đi chung của các nhà khác được không?

Kinhtedothi - Hàng xóm mở lối đi sang phần đất lối đi chung của nhà khác được không?

Câu hỏi

Xin hỏi luật sư, hàng xóm cứ đòi mở lối đi sang phần đất là lối đi chung của 3 gia đình anh em tôi, có nguồn gốc do trích từ đất của các gia đình chúng tôi. Vậy chúng tôi có phải để hàng xóm đi qua lối không?

Trả lời

Pháp luật hiện nay không quy định hay giải thích thế nào là lối đi chung. Bên cạnh việc pháp luật không quy định thì nguồn gốc lối đi chung cũng có sự khác nhau nhất định. Nhiều gia đình đông con, đất rộng để thuận tiện sử dụng sẽ tự thỏa thuận trích một phần đất ra để làm lối chung của gia đình. Lối đi chung sẽ thuộc sở hữu chung của một số gia đình, có thể hiện trên cả sổ đỏ ghi nhận đây là lối đi chung, chỉ các gia đình này được sử dụng, những gia đình khác muốn sử dụng phải được sự đồng ý của các gia đình sở hữu lối đi chung đó. Khác hoàn toàn ngõ đi chung, đây là phần đất công ích, do nhà nước quản lý, bất kỳ ai có đất giáp ranh ngõ đi chung đều được mở lối đi.

Tuy nhiên, căn cứ vào khoản 1 Điều 254 Bộ luật Dân sự 2015 quy định quyền về mở lối đi qua thì chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ. Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi. Theo như quy định trên, quyền về lối đi qua bất động sản liền kề được thực hiện khi bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng.

Việc hàng xóm mở lối đi sang phần đất là lối đi chung của 3 gia đình anh em bạn cũng phải tìm hiểu nguyên nhân, có phải do họ không có lối đi nào khác hay không? Nếu có lối đi rồi thì gia đình các bạn có quyền từ chối. Nhưng nếu như đây là lối đi duy nhất của nhà hàng xóm, thì vấn đề trở nên rất phức tạp, ảnh hưởng đến cuộc sống, đi lại của hàng xóm thì các bạn có thể phải để hàng xóm đi qua lối đi chung này. Các bên có thể thỏa thuận khoản tiền phù hợp để được sử dụng lối đi chung.

Luật sư Nguyễn Ngọc Hùng - Trưởng Văn phòng Luật sư Kết Nối

Câu hỏi bạn đọc xin gửi về địa chỉ: Báo Kinh tế & Đô thị, số 21 Huỳnh Thúc Kháng, quận Đống Đa, Hà Nội; Email: bandoc@ktdt.com.vn

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ